tailieunhanh - BIỂU HIỆN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. | BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Mục tiêu 1. Trình bày được định nghĩa đặc điểm dịch tể học bệnh nguyên cơ chế sinh bệnh và sinh lý bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2. Nêu được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng và phân giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 3. Chẩn đoán xác định và phân biệt được bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 4. Phát hiện sớm đợt bộc phát cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 5. Trình bày được phác đồ điều trị theo từng giai đoạn mức độ trầm trọng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và biện pháp dự phòng Nội dung I. ĐỊNH NGHĨA Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính BPTNMT là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với môt sự đáp ừng viêm bất thường của phổi đối với các hạt độc hay khí. BPTNMT bao gồm viêm phế quản mạn và khí phế thủng. Bao gồm viêm phế quản mạn khí phế thủng và hen phế quản không hồi phục. Sự chẩn đoán BPTNMT căn cứ vào triệu chứng ho khạc đàm khó thở và hay là có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Sự chẩn đoán được xác định bằng phế dung kế. sau khi dùng thuốc giãn phế quản mà FEV1 80 so với trị số dự đoàn phối hợp với FEV1 FVC 70 II. DỊCH TỂ HỌC BPTNMT là nguyên nhân hàng đầu của bệnh suất và tử suất trên thế giới. Năm 1990 theo TCYTTG thi BPTNMT đứng hàng thứ 12 trong số những bệnh nặng. BPTNMT là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 sau bệnh tim ung thư bệnh mạch máu não. Theo báo cáo kết quả họp nhóm tư vấn của Châu Á Thái Bình Dương về BPTNMT lần thứ VI 1 - 2 6 2002 tại Hồng Kông thì tại các nước Châu Á Thái Bình Dương tỉ lệ mắc BPTNMT khoảng 3 8 nhưng gần đây qua một số mẫu nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lên đến 6 3 ở người trên 30 tuổi. Theo TCYTTG và Ngân hàng Thế giới thì tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giưói năm 1990 là 9 34 1000 dân nam và 7 33 1000 dân nữ. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nước đang hút thuốc lá nhiều và ngược lại. III. NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ 1. Những yếu tố ký chủ . Gènes Yếu tố di truyền đáng lưu ý nhất là thiếu hụt bẩm