tailieunhanh - Cổ chướng (báng bụng)

Cổ chướng (báng bụng) là tình trạng tích tụ dịch (thường là thanh dịch, là chất dịch trong và có màu vàng xanh) bên trong ổ bụng (ổ phúc mạc). Ổ bụng nằm phía dưới lồng ngực và được phân cách với lồng ngực bởi cơ hoành. | Cổ chướng báng bụng increased amount of fluid between abdominal structures Cổ chướng báng bụng là tình trạng tích tụ dịch thường là thanh dịch là chất dịch trong và có màu vàng xanh bên trong ổ bụng ổ phúc mạc . Ổ bụng nằm phía dưới lồng ngực và được phân cách với lồng ngực bởi cơ hoành. Dịch cổ chướng có thể có nhiều nguồn gốc chẳng hạn như do bệnh gan do ung thư suy tim xung huyết hoặc suy thận Nguyên nhân Nguyên nhân gây cổ chướng thường gặp nhất là bệnh gan hoặc xơ gan. Gần 80 trường hợp bệnh nhân bị cổ chướng được cho là do xơ gan. Mặc dù cơ chế chính xác gây ra tình trạng cổ chướng vẫn chưa được hiểu hoàn toàn nhưng những giả thuyết thường gặp nhất cho là thủ phạm chính là do tăng áp cửa tăng áp lực của dòng máu bên trong gan . Nguyên lý cơ bản cũng tương tự như tình trạng phù nề ở những nơi khác trong cơ thể do sự mất cân bằng giữa áp lực bên trong hệ tuần hoàn nơi có áp lực cao và bên ngoài hệ tuần hoàn trong trường hợp này là áp lực ở bên trong ổ bụng nơi có áp lực thấp . Sự gia tăng áp lực máu của hệ cửa và giảm albumin một loại protein di chuyển trong máu có thể là những yếu tố chịu trách nhiệm chính trong việc tạo lập ra độ chênh lệch về áp lực dẫn đến cổ chướng. Những yếu tố khác có thể góp phần hình thành cổ chướng bao gồm tình trạng giữ muối và nước. Các bộ phận cảm ứng của thận có thể nhận ra được những biến đổi khi thể tích máu tuần hoàn giảm xuống do sự hình thành của dịch báng làm rút đi một phần thể tích từ máu. Những tín hiệu này sẽ khiến cho thận tái hấp thu lại nhiều muối và nước hơn để bù đắp lại phần thể tích đã mất. Một số nguyên nhân khác gây ra cổ chướng có liên quan đế sự gia tăng độ chênh lệch áp lực bao gồm bệnh suy tim xung huyết và suy thận nặng do dịch bị tích tụ lại ở khắp cơ thể. Trong một số hiếm trường hợp áp lực gia tăng ở hệ cửa có thể gây ra bởi sự tắc nghẽn từ bên trong hoặc bên ngoài các mạch máu cửa dẫn đến tăng áp cửa không do xơ gan. Chẳng hạn như có thể có một khối u đè ép vào các mạch máu cửa từ bên trong ổ bụng hoặc