tailieunhanh - TRIỆU CHỨNG BỆNH TIM BẨM SINH

Mục tiêu: Liệt kê được những bệnh tim bẩm sinh gặp ở người lớn Trình bày được nguyên nhân của bệnh tim bẩm sinh. Trình bày được triệu chứng và cách chẩn đoán các bệnh tim bẩm sinh Nắm vững và vận dụng được các chỉ định nội khoa và các phương tiện điều trị nội khoa trong điều trị bệnh tim bẩm sinh người lớn. | BỆNH TIM BẨM SINH Mục tiêu - Liệt kê được những bệnh tim bẩm sinh gặp ở người lớn - Trình bày được nguyên nhân của bệnh tim bẩm sinh - Trình bày được triệu chứng và cách chẩn đoán các bệnh tim bẩm sinh - Nắm vững và vận dụng được các chỉ định nội khoa và các phương tiện điều trị nội khoa trong điều trị bệnh tim bẩm sinh người lớn. - Nắm vững và vận dụng được các chỉ định ngoại khoa và các phương tiện điều trị ngoại khoa trong điều trị bệnh tim bẩm sinh người lớn Nội dung I. ĐẠI CƯƠNG Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật tim và mạch máu lớn tạo nên do những bất thường trong bào thai ở tháng thứ 2-3 của thai kỳ vào giai đoạn hình thành các mạch máu lớn từ ống tim nguyên thủy. Tỷ lệ chừng 5 ở trẻ sơ sinh theo tài liệu Pháp Mỹ ở Việt nam hiện chưa có một thống kê nào. II. BỆNH NGUYÊN . Các bệnh người mẹ mắc phải trong thời kỳ thai nghén Nhiễm siêu vi chủ yếu là bệnh đào ban Rubella hội chứng Rubella thường có điếc đục thủy tinh thể đầu bé và có thể phối hợp với còn ống động mạch hẹp van động mạch phổi thông liên thất. . Các yếu tố di truyền có hoặc không rối loạn nhiễm sắc thể như mắc tim bẩm sinh trong hội chứng Marfan lệch khớp háng hội chứng Down biến dị đơn gene cũng được đề cập đến trong di truyền mang tính gia đình của bệnh thông liên thất thông liên nhĩ đảo phủ tạng. . Gần đây người ta phát hiện ở những bà mẹ nghiện rượu mà mang thai có thể sinh ra trẻ có dị tật bẩm sinh gọi là hội chứng rượu đối với bào thai gồm đầu bé mắt ti hí trán gồ hàm nhỏ chậm phát triển thai nhi thông liên thất thông liên nhĩ. III. SƠ BỘ PHÂN LOẠI Shunt trái-phải phải-trái hoặc không có Shunt 1. Loại Shunt trái - phải là loại tim bẩm sinh không có tím. Máu chảy từ bên trái có áp lực cao sang bên phải có áp lực thấp horn. Tuy nhiên lâu ngày do tăng áp lực động mạch phổi nặng nề có thể đảo shunt lúc đó người ta gọi là hội chứng Eisenmenger. Trong nhóm này hay gặp thông liên nhĩ thông liên thất còn ống động mạch. 2. Loại có Shunt phải - trái Thường là những dị tật gây tăng áp lực .