tailieunhanh - Đề tài : Phân tích môi trường CHLB Đức
Trong thập kỷ qua, châu Âu đã trở thành đối tác thương mại quan trọng đối với Việt Nam. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với nhiều nước châu Âu đã phát triển khá thuận lợi và đạt được nhiều kết quả khả quan. CHLB Đức nằm ở trung tâm châu Âu, là một trong 7 quốc gia phát triển nhất trên thế giới, có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và thương mại châu Âu và quốc tế. Đức là nước xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trong EU. | : Thị trường Đức yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn. Theo qui định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về môi trường tốt. Ngoài ra, các công ty phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức. Tiêu chuẩn The Social Accountability 8000 sẽ càng trở nên quan trọng trong những năm tới. Có thể thấy Đức đã đặt ra một số yêu cầu bắt buộc đối với nhãn mác hàng dệt may như: trên nhãn mác một số mặt hàng phải có thông tin về hàm lượng sợi dệt, tên nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu, hướng dẫn cách làm sạch sản phẩm. Thông tin về nước xuất xứ đối với hàng dệt may vào Đức là bắt buộc được ghi bằng bất kỳ thứ tiếng gì, ưu tiên tiếng Đức hoặc tiếng Anh (theo Sắc lệnh về Hàng dệt may ngày 1/4/1969) và các văn bản sửa đổi bổ sung liên quan. Theo đó, tất cả các mặt hàng dệt may bán tại Đức đều phải có nhãn mác. Trong khi đó sản phẩm mang nhãn mác của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, do trong thời gian qua chúng ta vẫn khuyến khích may gia công xuất khẩu sang Đức, nên trong thời gian tới cũng nên tìm cách để các mặt hàng này của Việt Nam sẽ thâm nhập sâu hơn vào thị trường Đức.
đang nạp các trang xem trước