tailieunhanh - ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP

Ngành dịch vụ bán lẻ là một trong những ngành có đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc gia Việt Nam với trên 15% vào GDP hàng năm, sử dụng trên 5,4 triệu lao động, tức gần 12% lực lượng lao động xã hội (Số liệu năm 2009), doanh số bán lẻ đạt trên 50 tỉ USD năm 2009. Không chỉ vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn định hình và phát triển khi mà các kênh bán lẻ truyền thống vẫn chiếm trên 70% thị phần của cả ngành bán lẻ, các kênh phân phối hiện đại chỉ. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----------o0o-- CÔNG TRÌNH THAM DỰ CUỘC THI Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại thương 2010 Tên công trình PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP Thuộc nhóm ngành XH1b Họ và tên sinh viên Ngô Hoàng Quỳnh Anh. Nam nữ Nữ Dân tộc Kinh Lớp Anh 16 Khoá 47 Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Năm thứ 2 4 Ngành học KTĐN Họ và tên sinh viên Thái Ngọc Anh Nam nữ Nữ Dân tộc Kinh Lớp Anh 16 Khoá 47 Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Năm thứ 2 4 Ngành học TMQT Người hướng dẫn ThS Hoàng Xuân Bình Hà Nội - 2010 LỜI MỞ ĐẦU ra 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành dịch vụ bán lẻ là một trong những ngành có đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc gia Việt Nam với trên 15 vào GDP hàng năm sử dụng trên 5 4 triệu lao động tức gần 12 lực lượng lao động xã hội Số liệu năm 2009 doanh số bán lẻ đạt trên 50 tỉ USD năm 2009. Không chỉ vậy thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn định hình và phát triển khi mà các kênh bán lẻ truyền thống vẫn chiếm trên 70 thị phần của cả ngành bán lẻ các kênh phân phối hiện đại chỉ chiếm 22 doanh thu cả ngành. Trong khi đó con số này ở các nước khác là 51 tại Trung Quốc 34 tại Thái Lan 60 tại Malaysia và 90 tại Singapore cho kênh bán lẻ hiện đại. Điều đó cho thấy ngành dịch vụ bán lẻ đặc biệt là kênh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam vẫn còn phải phát triển nhiều hơn nữa và sẽ còn tiếp tục đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế quốc gia. Kể từ ngày 1 1 2009 thị trường bán lẻ Việt Nam chính thức mở cửa cho các doanh nghiệp phân phối 100 vốn nước ngoài. Trước đó rất nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam như Metro Cash Carry Big C. Cho tới nay thì đã có trên 10 nhà phân phối lớn trên thế giới có mặt tại Việt Nam. Hơn thế nữa các nhà bán lẻ nước ngoài đều đã và đang rất thành công trong việc chinh phục thị trường bán lẻ nước ta. Điều đó đã tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại. Nhất là khi đã số nhà bán lẻ nội địa chỉ có .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN