tailieunhanh - Sửa đổi hiến pháp và những tín hiệu mới
Khi Hiến pháp được nhận thức như những giới hạn pháp lý do người dân áp dụng đối với công quyền, quy trình sửa đổi hiến pháp cần phải được đổi mới theo một cách thức để người dân tham gia vào không những thảo luận các nội dung sửa đổi mà còn đưa ra quyết định cuối cùng đối với những điều khoản được sửa đổi. Những tín hiệu mới Sự phát triển của chủ nghĩa hợp hiến ở Đông Á cho thấy hiến pháp ban đầu là một công cụ của chính quyền rồi mới dần. | Sửa đổi hiến pháp và những tín hiệu mới Khi Hiến pháp được nhận thức như những giới hạn pháp lý do người dân áp dụng đối với công quyền quy trình sửa đổi hiến pháp cần phải được đổi mới theo một cách thức để người dân tham gia vào không những thảo luận các nội dung sửa đổi mà còn đưa ra quyết định cuối cùng đối với những điều khoản được sửa đổi. Những tín hiệu mới Sự phát triển của chủ nghĩa hợp hiến ở Đông Á cho thấy hiến pháp ban đầu là một công cụ của chính quyền rồi mới dần dần chuyển sang là một công cụ của người dân tiết chế chính quyền. Đối với trường hợp của Việt Nam hiến pháp đã phục vụ như một hình thức cho các mục tiêu tổng quát hơn 60 năm nay. Theo quy luật nó sẽ chuyển sang chức năng phục vụ người dân trong các nỗ lực kiểm soát sự vận hành của công quyền theo những nguyên tắc của lý trí. Do bối cảnh đặc thù Hiến pháp Việt Nam đã không chuyển đổi sang chức năng này như đã diễn ra ở các quốc gia Đông Á khác. Dù chậm hơn nhưng đã có những dấu hiệu tích cực cho thấy chức năng của hiến pháp ở Việt Nam đang chuyển đổi. Khác với thế kỷ trước một thập kỷ đầu của thế kỷ này chứng kiến những dấu hiệu ban đầu của chức năng hiến pháp đang chuyển đổi ở Việt Nam. Hiến pháp đã được viện dẫn trong các thảo luận về chính sách và đã bước đầu tỏ ra có quyền lực thực sự mặc dù sự viện dẫn đó không phải bởi cơ quan tư pháp mà bởi cơ quan lập pháp và hành pháp. Đáng chú ý đầu tiên là quan hệ của Hiến pháp với vụ một người một xe máy. Như là kết quả của quá trình đô thị hóa và nhập khẩu xe máy với số lượng lớn nhất là xe máy Trung Quốc những năm đầu của thế kỷ này chứng kiến tình trạng nghiêm trọng về ùn tắc và tai nạn giao thông do xe máy gây ra ở những thành phố lớn như Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Một trong những giải pháp được đưa ra là giới hạn đăng ký xe máy. Năm 2003 Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội khởi xướng chính sách một người một xe máy được áp dụng ở một số quận nhất định. Cùng năm Bộ Công an ra Thông tư áp dụng chính sách này trên toàn quốc. Năm 2005 vấn đề
đang nạp các trang xem trước