tailieunhanh - Nghị quyết của Quốc hội là văn bản Luật hay văn bản dưới luật?

Theo quy định của pháp luật, Quốc hội có thẩm quyền ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là Hiến pháp, luật và nghị quyết. Nếu Hiến pháp là văn bản thể hiện quyền lập hiến, luật là văn bản thể hiện quyền lập pháp của Quốc hội, thì nghị quyết không được xác định rõ là văn bản luật hay văn bản dưới luật. Hơn nữa, có những nghị quyết của Quốc hội dùng để quy định chế độ làm việc của Quốc hội hoặc dùng để phê chuẩn điều ước quốc tế1, song. | Nghị quyết của Quốc hội là văn bản Luật hay văn bản dưới luật Theo quy định của pháp luật Quốc hội có thẩm quyền ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật VBQPPL là Hiến pháp luật và nghị quyết. Nếu Hiến pháp là văn bản thể hiện quyền lập hiến luật là văn bản thể hiện quyền lập pháp của Quốc hội thì nghị quyết không được xác định rõ là văn bản luật hay văn bản dưới luật. Hơn nữa có những nghị quyết của Quốc hội dùng để quy định chế độ làm việc của Quốc hội hoặc dùng để phê chuẩn điều ước quốc tế1 song cũng có nghị quyết dùng để bổ sung sửa đổi Hiến pháp2. Thực tế này cùng với những quy định thiếu chi tiết của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 Luật BHVBQPPL có thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau trong giới nghiên cứu pháp luật và cả trong thực tiễn áp dụng pháp luật. 1. Quan niệm về lập hiến lập pháp và lập quy Theo nghĩa đơn giản nhất lập hiến là làm Hiến pháp lập pháp là làm luật còn lập quy là ban hành văn bản dưới luật nhằm thi hành Hiến pháp và luật. Ở nước ta quyền lập quy được xác định theo hướng loại trừ3 vì ngoài những vấn đề cơ bản thuộc quyền lập pháp việc cụ thể hóa những nội dung từ quyền lập pháp hoặc những nội dung còn lại đều thuộc quyền lập quy. Vì vậy quyền lập quy phải tuân thủ quyền lập pháp và các nội dung lập quy không được trái không được tự ý thu hẹp hay mở rộng quyền lập pháp. Tuy nhiên quyền lập quy có thể được giao về cho UBND cấp tỉnh trong những trường hợp thuộc quyền tự chủ của địa phương4. Vì lẽ đó các nhà nghiên cứu thường ít khi dùng khái niệm quyền lập quy để chỉ hoạt động ban hành văn bản dưới luật của cơ quan nhà nước khác ở trung ương ngoại trừ việc dùng cho cơ quan hành chính nhà nước là Chính phủ. Thay vào đó ta có thể dùng khái niệm thẩm quyền ban hành văn bản dưới luật . Theo quy định của pháp luật Quốc hội Việt Nam là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp5. Đây là thẩm quyền đặc thù của Quốc hội mà các cơ quan khác như Chính phủ Tòa án nhân dân tối cao. không có. Tuy nhiên điều này không có .