tailieunhanh - Kiến nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung cơ bản của Hiến pháp hiện hành
Hiến pháp năm 1992 hiện hành là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới. Trải qua gần hai mươi năm thực hiện, do hoàn cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi nên một số nội dung của Hiến pháp đã không còn phù hợp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với điều kiện kinh tế - xã hội và tư duy pháp lý hiện đại, một số nội dung của Hiến pháp cần được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng. | Kiến nghị sửa đổi bổ sung những nội dung cơ bản của Hiến pháp hiện hành Hiến pháp năm 1992 hiện hành là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới. Trải qua gần hai mươi năm thực hiện do hoàn cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi nên một số nội dung của Hiến pháp đã không còn phù hợp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với điều kiện kinh tế - xã hội và tư duy pháp lý hiện đại một số nội dung của Hiến pháp cần được sửa đổi bổ sung để đáp ứng yêu cầu mới. Trước hết Điều 2 của Hiến pháp năm 1992 quy định Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức . Chúng tôi cho rằng trong điều luật này nên bỏ cụm từ mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức . Bởi lẽ Chúng ta đang phấn đấu để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh và để có được một xã hội như vậy cần phải huy động sức mạnh và có sự đóng góp công sức của toàn thể nhân dân trong đó có vai trò vô cùng quan trọng của các doanh nhân. Đó cũng là lực lượng mà Nhà nước cần phải bảo vệ động viên tranh thủ sức mạnh và sự đóng góp của họ. Nếu cứ ghi nhận như Hiến pháp năm 1992 thì có thể gây ra một trạng thái tâm lý hình như Nhà nước có sự phân biệt đối xử đối với lực lượng này. Ngoài ra hiện nay quan niệm về giai cấp rất khó xác định vì các lực lượng xã hội đã có sự biến động rất lớn theo thời gian. Có thể cùng một người vốn là nông dân một thời gian sau nhập ngũ hết nghĩa vụ về học đại học rồi trở th ành giảng viên đại học thành cán bộ công chức hay nhân viên văn phòng thì xếp họ thuộc về giai cấp nào Hoặc một công nhân học lên cao đẳng rồi làm giám đốc doanh nghiệp thì họ là trí thức hay công nhân Hơn nữa bên cạnh việc quan tâm đến lợi ích của lực lượng cầm quyền các Nhà nước đều cố gắng quan tâm đến lợi ích chung của toàn thể nhân dân của toàn xã hội. Do đó chúng ta không nên quá nhấn mạnh đến tính .
đang nạp các trang xem trước