tailieunhanh - Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Thực tiễn công tác xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) những năm gần đây cho thấy, việc XPVPHC sai thẩm quyền hoặc VPHC không được người có thẩm quyền phát hiện và xử phạt là hiện tượng tương đối phổ biến ở nhiều địa phương và trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Xảy ra tình trạng này có nhiều nguyên nhân, một trong các nguyên nhân là do chế định pháp luật về thẩm quyền XPVPHC trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung một số. | Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Thực tiễn công tác xử phạt vi phạm hành chính XPVPHC những năm gần đây cho thấy việc XPVPHC sai thẩm quyền hoặc VPHC không được người có thẩm quyền phát hiện và xử phạt là hiện tượng tương đối phổ biến ở nhiều địa phương và trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Xảy ra tình trạng này có nhiều nguyên nhân một trong các nguyên nhân là do chế định pháp luật về thẩm quyền XPVPHC trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2007 2008 Pháp lệnh còn nhiều hạn chế . 1 . Để góp ý cho Dự thảo Luật XLVPHC 2 bài viết đề cập đến thẩm quyền XPVPHC theo quy định của Pháp lệnh ở hai phương diện sau 1. Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Pháp lệnh đã sử dụng phương pháp liệt kê để quy định những người có thẩm quyền XPVPHC từ Điều 28 đến Điều 40d. Theo đó phần lớn người có thẩm quyền XPVPHC là những người giữ chức danh lãnh đạo quản lý trong cơ quan nhà nước như Chủ tịch Ủy ban nhân dân UBND các cấp Trưởng Công an cấp xã Trưởng Công an cấp huyện Giám đốc Công an cấp tỉnh Trưởng Đồn biên phòng Chi cục trưởng Hải quan Chi cục trưởng Chi cục thuế Chánh Thanh tra chuyên ngành cấp sở Chánh án Toà án nhân dân các cấp. Một số người không giữ chức danh lãnh đạo quản lý trong cơ quan nhà nước cũng có thẩm quyền XPVPHC trong khi thi hành công vụ như Chiến sĩ Công an nhân dân Chiến sĩ Bộ đội biên phòng Nhân viên Hải quan Nhân viên thuế Thanh tra viên chuyên ngành Thẩm phán chủ tọa phiên toa. Bên cạnh đó Điều 41 của Pháp lệnh còn quy định những người là cấp trưởng trong một số cơ quan nhà nước có thể uỷ quyền bằng văn bản cho cấp phó thực hiện thẩm quyền XPVPHC. Từ những quy định này chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét sau đây Thứ nhất việc Pháp lệnh liệt kê một cách cố định những người có thẩm quyền XPVPHC đã làm giảm tính ổn định của chế định pháp luật về thẩm quyền XPVPHC. Thực tiễn xây dựng và hoàn thiện chế định này trong những năm qua cho thấy chế định này đã .