tailieunhanh - Các mô hình bảo hiến trên thế giới và khả năng lựa chọn của Việt Nam

Cơ chế bảo hiến hiểu theo nghĩa hiện nay lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ đầu thế kỷ 19, và không phải trên cơ sở hiến pháp mà từ án lệ. Chánh án Toà án Tối cao J. Marshall phán quyết về vụ Marbury v. Madison (Marbury kiện Madison) năm 1803: “Chỉ có toà án mới có quyền và có nghĩa vụ tuyên bố cái gì được gọi là luật”, “một văn bản luật trái với Hiến pháp không phải là luật”[1]. Tiền lệ này đã đặt nền tảng cho mô hình Mỹ về hoạt động bảo hiến với. | Các mô hình bảo hiến trên thế giới và khả năng lựa chọn của Việt Nam Cơ chế bảo hiến hiểu theo nghĩa hiện nay lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ đầu thế kỷ 19 và không phải trên cơ sở hiến pháp mà từ án lệ. Chánh án Toà án Tối cao J. Marshall phán quyết về vụ Marbury v. Madison Marbury kiện Madison năm 1803 Chỉ có toà án mới có quyền và có nghĩa vụ tuyên bố cái gì được gọi là luật một văn bản luật trái với Hiến pháp không phải là luật 1 . Tiền lệ này đã đặt nền tảng cho mô hình Mỹ về hoạt động bảo hiến với đặc điểm chính là xem xét tính hợp hiến của các đạo luật do các toà án bình thường thực hiện. Sau đó sau Đại chiến thế giới lần thứ I ở châu Âu đã xuất hiện mô hình của mình một mô hình mới về nguyên tắc do học giả người Áo Hans Kelsen sáng tạo ra 2 . Khác biệt chủ yếu của mô hình này so với mô hình Mỹ là hoạt động bảo hiến tách khỏi hệ thống tòa án nói chung và do cơ quan chuyên trách thực hiện toà án hiến pháp. Mô hình này được gọi là mô hình châu Âu. Đến nay sau các giai đoạn phát triển chế định này đã lan truyền rộng rãi được khẳng định ở các nước châu Âu ở nhiều quốc gia mới thành lập sau Đại chiến thế giới lần thứ II tại châu Á châu Phi châu Mỹ La tinh ở các nước Đông Âu cũ các nước đang phát triển mà trước đó chế định này hoặc bị huỷ bỏ hoặc không hề tồn tại 3 . Đến năm 2008 trong số 191 nước được khảo sát 158 nước có các quy định liên quan đến cơ chế bảo hiến. Trong đó 79 nước có quy định trực tiếp trong Hiến pháp về Tòa án hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến 60 nước quy định về cơ chế bảo hiến của tòa án thường hoặc Tòa án tối cao một số ít nước như Trung Quốc Việt Nam Miến Điện quy định cơ quan lập pháp có thẩm quyền kiểm tra tính hợp hiến 4 . Bên cạnh hai mô hình chính trên đây còn có mô hình hỗn hợp mô hình Pháp với Hội đồng bảo hiến và một số hình thức bảo hiến khác 5 . Hội Các Toà án Toà án đồng bảo dạng Chú dẫn Hiến pháp tối cao hiến khác Kiểu châu Âu Kiểu Mỹ Kiểu hỗn hợp Âu - Mỹ Kiểu Pháp Các hình thức khác Không có giám sát Hiến pháp Khối thịnh vượng chung

TỪ KHÓA LIÊN QUAN