tailieunhanh - Vị trí, vai trò của hiến pháp và các đạo luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hiến pháp và các đạo luật có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật. Bởi vì, Hiến pháp và các đạo luật được ban hành bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội. Trong mọi trường hợp, các quy định tại các văn bản do các chủ thể khác ban hành đều phải bảo đảm không được trái với các quy định của Hiến pháp và các đạo luật. Chính vì vậy, nghiên cứu về vị trí, vai trò của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền (NNPQ) trước hết. | Vị trí vai trò của hiến pháp và các đạo luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hiến pháp và các đạo luật có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật. Bởi vì Hiến pháp và các đạo luật được ban hành bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội. Trong mọi trường hợp các quy định tại các văn bản do các chủ thể khác ban hành đều phải bảo đảm không được trái với các quy định của Hiến pháp và các đạo luật. Chính vì vậy nghiên cứu về vị trí vai trò của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền NNPQ trước hết cần có những nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò của Hiến pháp và các đạo luật trong NNPQ xã hội chủ nghĩa NNPQ XHCN ở nước ta. 1. Vị trí của Hiến pháp các đạo luật trong NNPQ XHCN ở Việt Nam Lịch sử phát triển của chủ nghĩa lập hiến và lịch sử phát triển của học thuyết NNPQ cho thấy sự phát triển gắn bó hữu cơ giữa Hiến pháp và NNPQ. Hiến pháp là bản văn ghi nhận ý chí của nhân dân xác lập một cách tập trung nhất đầy đủ nhất và cao nhất sự lựa chọn chính trị của nhân dân. Chính vì lẽ đó mà Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của Nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định các vấn đề cơ bản nhất như chế độ chính trị kinh tế văn hoá xã hội quốc phòng an ninh quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cơ cấu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước CQNN . Sự hiện diện của Hiến pháp là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm cho các yếu tố cơ bản của NNPQ được tạo lập. Tuy nhiên Hiến pháp cũng chỉ là một văn bản giới hạn không thể quy định đầy đủ chi tiết mọi vấn đề liên quan đến chế độ dân chủ tổ chức bộ máy nhà nước quyền nghĩa vụ của công dân. Do đó trên cơ sở những quy định mang tính nguyên tắc của Hiến pháp các đạo luật sẽ thực hiện chức năng của mình để điều chỉnh các vấn đề có liên quan. Cũng cần đề cập đến các quan điểm xung quanh mối quan hệ giữa Hiến pháp và các đạo luật. Quan điểm thứ nhất cho rằng các đạo luật là văn bản thể chế hóa các quy định của Hiến pháp quan điểm thứ hai cho rằng các đạo luật điều chỉnh các
đang nạp các trang xem trước