tailieunhanh - Vi phạm pháp luật và vi phạm hiến pháp

Thực tiễn và lý luận ở Việt Nam đang đặt ra vấn đề nghiên cứu và xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, về mặt lý luận và thực tiễn, vấn đề xác định thế nào là vi phạm Hiến pháp, phân biệt giữa vi phạm Hiến pháp với vi phạm pháp luật như thế nào lại vẫn là vấn đề chưa thực sự được làm sáng tỏ. Do đó, việc nghiên cứu các tiêu chí làm căn cứ xác định thế. | Vi phạm pháp luật và vi phạm hiến pháp Thực tiễn và lý luận ở Việt Nam đang đặt ra vấn đề nghiên cứu và xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên về mặt lý luận và thực tiễn vấn đề xác định thế nào là vi phạm Hiến pháp phân biệt giữa vi phạm Hiến pháp với vi phạm pháp luật. như thế nào lại vẫn là vấn đề chưa thực sự được làm sáng tỏ. Do đó việc nghiên cứu các tiêu chí làm căn cứ xác định thế nào là vi phạm Hiến pháp phân biệt vi phạm Hiến pháp và vi phạm pháp luật là hết sức cần thiết đặt ra trong lúc này. 1. Vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật được cấu thành khi có đầy đủ các dấu hiệu sau đây . Tính trái pháp luật của hành vi Một hành vi bị coi là trái pháp luật khi nó không tuân theo những quy định của pháp luật xâm phạm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. Hành vi vi phạm pháp luật có thể thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Pháp luật chỉ có thể điều chỉnh hành động không điều chỉnh những gì là tư tưởng ý nghĩ ý niệm khi chúng chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hành động hoặc không hành động. . Yếu tố lỗi Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi có ý chí vì vậy phải xem xét mặt chủ quan của hành vi. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật chỉ ra ai là người vi phạm khuynh hướng ý chí của người đó trạng thái tâm lý của người vi phạm tại thời điểm thực hiện hành vi cũng như thái độ của người ấy đối với hậu quả của hành vi. Vì vậy hành vi trái pháp luật bị coi là vi phạm pháp luật khi có sự biểu hiện ý chí của người thực hiện hành vi đó. Chủ thể pháp luật trong những hoàn cảnh tình huống cụ thể thể hiện ý chí của mình bằng cách lựa chọn phương án này hay phương án khác của hành vi. Vì vậy một người nào đó thực hiện hành vi trái pháp luật trong điều kiện khách quan mà người đó không có khả năng lựa chọn phương án hành vi của mình thì không thể kết luận hành vi trái pháp luật của người đó là vi phạm pháp luật. Để đánh giá đúng đắn về mặt pháp lý hành vi trái pháp luật có