tailieunhanh - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nhà nước của dân, do dân và vì dân là tư tưởng độc đáo, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới vào xây dựng chính quyền nhà nước kiểu mới do nhân dân làm chủ. . | Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền Nhà nước của dân do dân và vì dân là tư tưởng độc đáo sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam là kết quả của sự vận dụng và phát triển những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin sự tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới vào xây dựng chính quyền nhà nước kiểu mới do nhân dân làm chủ. Ngay sau ngày giành được chính quyền về tay nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chủ trương xây dựng Hiến pháp biểu hiện đầu tiên của một Nhà nước pháp quyền. Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam mới phù hợp với giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của nước ta là một mốc son quan trọng đánh dấu quá trình bắt đầu xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân. Theo Hồ Chí Minh Dân là chủ Chính phủ là đầy tớ 1. Đây là một trong những vấn đề hết sức căn bản trong xây dựng nhà nước kiểu mới Nhà nước pháp quyền của dân do nhân dân làm chủ mà Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất do nhân dân trực tiếp bầu ra. Trong thư gửi Uỷ ban hành chính các bộ huyện làng xã ngày 17 10 1954 Người viết Cơ quan Chính phủ từ toàn quốc đến các làng xã là đầy tớ của dân nghĩa là để gánh vác việc chung chứ không phải đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật 2. Dân là chủ thì Chính phủ là đầy tớ nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ đi 3. Mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân được thể hiện cụ thể trong mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ. Nhà nước có nghĩa vụ với công dân đồng thời có những quyền theo quy định của pháp luật để thực thi công quyền mà nhân dân giao phó ngược lại công dân vừa có quyền đồng thời có nghĩa vụ đối với Nhà nước. Người viết Những khi dân dùng đầy tớ để bảo vệ cho mình thì phải giúp đỡ nếu Chính phủ sai thì phải phê bình phê bình không có nghĩa là chửi 4. Đối với cán