tailieunhanh - Tính pháp quyền của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền

Tính pháp quyền của hệ thống pháp luật có ý nghĩa rất quan trong đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Các nhà khoa học Xô viết trước đây và các nhà khoa học ở Liên bang Nga hiện nay cũng quan tâm nghiên cứu tính pháp quyền của các đạo luật trong nhà nước pháp quyền. Trong tiếng Nga, khi nghiên cứu khái niệm “Pravovoe gosudarstvo”, người ta thường nói về khái niệm “Pravovoi zakon”. Chúng ta quan niệm “Pravovoe gosudarstvo” là nhà nước pháp quyền (chính xác hơn phải là nhà nước pháp luật). . | Tính pháp quyền của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền Tính pháp quyền của hệ thống pháp luật có ý nghĩa rất quan trong đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Các nhà khoa học Xô viết trước đây và các nhà khoa học ở Liên bang Nga hiện nay cũng quan tâm nghiên cứu tính pháp quyền của các đạo luật trong nhà nước pháp quyền. Trong tiếng Nga khi nghiên cứu khái niệm Pravovoe gosudarstvo người ta thường nói về khái niệm Pravovoi zakon . Chúng ta quan niệm Pravovoe gosudarstvo là nhà nước pháp quyền chính xác hơn phải là nhà nước pháp luật . Nếu hiểu là nhà nước pháp luật trong tiếng Việt thì cần nói tới khái niệm đạo luật pháp luật . Tuy nhiên cách dùng thuật ngữ như vậy có gì không ổn. Chúng tôi tạm gọi là luật pháp quyền hay đạo luật pháp quyền và cũng có thể đưa ra khái niệm tính pháp quyền của hệ thống pháp luật. 1. Đạo luật pháp quyền luật pháp quyền tính pháp quyền của hệ thống pháp luật Đạo luật pháp quyền là văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước không chỉ được thông qua và bảo đảm bởi Nhà nước hay các định chế xã hội mà còn phải phù hợp về nội dung hình thức thủ tục với các nguyên tắc của ý thức pháp luật xã hội phù hợp với các quy phạm của hiến pháp và do vậy có hiệu lực đầy đủ trong phạm vi hệ thống pháp luật. Đối với xã hội hiện đại khái niệm và quan điểm về đạo luật pháp quyền là một trong những nguyên tắc cơ bản của tính hợp hiến tính pháp quyền của các văn bản hành vi của các thiết chế chính trị - nhà nước và điều chỉnh pháp luật các nhu cầu đa dạng của xã hội của công dân. Nói cách khác đạo luật pháp quyền là đạo luật được ban hành và thực hiện theo luật pháp quyền. Ngay từ xa xưa người ta đã nói về khả năng tồn tại các đạo luật thực định khác nhau theo các tiêu chí khác nhau để xác định tính đúng đắn hay không đúng đắn tức là tính pháp quyền hay không pháp quyền của đạo luật nào đó. Tiêu chí đúng đắn được người xưa dùng là phúc lợi chung lợi ích chung hợp đạo lý tự nhiên hiệu quả thực tế phù hợp với ý Trời . Thậm chí người ta bàn đến xung