tailieunhanh - Tìm hiểu nhà nước pháp quyền tại pháp

Nước Pháp là một quốc gia dân chủ, văn minh, tiến bộ, tôn trọng nhân quyền và có tinh thần thượng tôn luật pháp. Từ nhận định này chúng ta dễ suy đoán rằng khái niệm về nhà nước pháp quyền chắc hẳn đã có một truyền thống trong văn hoá cũng như dân trí của nước Pháp. Đây là một cảm nhận sai lầm. Thực tế cho thấy là nước Pháp không hề có thuật ngữ État de droit trong học giới mà chỉ là một sự phiên dịch từ Rechtsstaat của Đức. . | Tìm hiểu nhà nước pháp quyền tại pháp Nước Pháp là một quốc gia dân chủ văn minh tiến bộ tôn trọng nhân quyền và có tinh thần thượng tôn luật pháp. Từ nhận định này chúng ta dễ suy đoán rằng khái niệm về nhà nước pháp quyền chắc hẳn đã có một truyền thống trong văn hoá cũng như dân trí của nước Pháp. Đây là một cảm nhận sai lầm. Thực tế cho thấy là nước Pháp không hề có thuật ngữ État de droit trong học giới mà chỉ là một sự phiên dịch từ Rechtsstaat của Đức. Ngoài ra khác với các quốc gia dân chủ phương Tây chính thể lập hiến constitutionalism không làm nền tảng cho mọi sinh hoạt chính trị tại Pháp trong cả một thời gian dài. Thế thì người Pháp hiểu gì nghĩ gì và làm gì đối với khái niệm này đặc biệt hơn kinh nghiệm của Pháp có giúp cho Việt Nam trong việc định hình cho khái niệm này không đó là chủ đề của bài viết này. 1. Những đặc điểm chính Có nhiều cách giải thích khác nhau về trường hợp của Pháp một số học giả chỉ nêu lên những đặc điểm chính mà không đi sâu vào các học thuyết. Họ cho rằng vấn đề thuật ngữ không quan trọng mà chính ưu thế của quốc hội và sự bất ổn chính trị đã dần dần đưa tới việc lập Toà Bảo hiến để nâng cao tầm quan trọng của việc áp dụng những nguyên tắc hiến định. Từ đó mà khái niệm nhà nước pháp quyền mới thành hình. Thuật ngữ Lịch sử triết học pháp quyền của Pháp cho thấy Pháp không hề có khái niệm về État de droit. Giáo sư Léon Dugit là người đầu tiên đã du nhập ý niệm Rechtsstaat vào Pháp năm 1907. Sau đó giáo sư Raymond Carré de Malberg đã triển khai nội dung này trong tác phẩmContribution à la théorie générale de l État năm 1922. Ông đã đề xuất nhiều ý kiến để áp dụng nhưng không gây được tiếng vang nào trong học giới hay ngoài công luận. Dù thuật ngữ này không có trong văn kiện chính thức tuyên ngôn sách giáo khoa hay được thảo luận nhưng chúng ta không kết luận rằng nước Pháp không quan tâm đến vấn đề pháp quyền. Pháp đã đặt trọng tâm vào hai khái niệm khác đó là Nhà nước État và Cộng hoà République thay thế cho nhà nước pháp .