tailieunhanh - Giáo trình văn học phương tây II - Chương 3

Thời kì khai phá Sự hình thành nước Mỹ là một hiện tượng lịch sử khá đặc biệt , do trước hết cội nguồn của nền văn học Mỹ không giống như nhiều dân tộc khác. Những chủ nhân thực sự của nền văn học Mỹ lại là những người Châu Âu ra đi từ những nền văn minh, văn học đã khá trưởng thành như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha những nền văn học mà đặc điểm dân tộc hình thành dần dần cùng với sự trưởng thành của ý thức dân tộc. . | Chương 3 Văn học lãng mạn và văn học hiện thực Mỹ thế kỉ 19 - Sơ lược văn học Mỹ thế kỷ 17 và 18 1. Thời kì khai phá Sự hình thành nước Mỹ là một hiện tượng lịch sử khá đặc biệt do trước hết cội nguồn của nền văn học Mỹ không giống như nhiều dân tộc khác. Những chủ nhân thực sự của nền văn học Mỹ lại là những người Châu Âu ra đi từ những nền văn minh văn học đã khá trưởng thành như Anh Pháp Tây Ban nền văn học mà đặc điểm dân tộc hình thành dần dần cùng với sự trưởng thành của ý thức dân tộc. Văn học Mỹ là sự nghiệp của những người sinh ra và lớn lên ở lục địa Châu Âu nơi có ngôn ngữ đã trưởng thành cùng những nếp tư duy đã thành khuôn mẫu. Theo năm tháng những tính cách riêng cũng bắt đầu xuất hiện trên các lĩnh vực tư tưởng đạo đức xã hội tôn giáo. tuy chưa tạo ra tính chất văn học riêng nhưng cũng đã có màu sắc ban đầu tạm gọi là màu sắc địa phương. Công việc khai phá thế giới mới đòi hỏi rất nhiều công sức tâm trí thời gian .cho nên những cư dân mới chưa có điều kiện để suy nghĩ viết văn. Vừa khai phá vừa đấu tranh với người Indien thổ dân da đỏ thời kì xây dựng và củng cố kéo dài hơn một thế kỉ. Những tác phẩm văn chương ban đầu rải rác chỉ chú ý xây dựng cho được ý thức chung của cộng đồng mới hơn là sáng tạo nghệ thuật. Cho đến cuối thế kỉ 18 văn học hầu như chỉ tập trung vào vấn đề đạo đức và tôn giáo. Những người Châu Âu đến thế giới mới đầu tiên gồm có hai nhóm - Nhóm thứ nhất đến năm 1607 lập ra vùng Virginia sau này gọi là miền Nam. - Nhóm thứ hai đến năm 1620-1630 lập ra khu vực Plymouth và Massachusetts thuộc miền Bắc. Nhóm đầu tiên là các kị sĩ trung thành với chế độ quân chủ là thành viên của nhà thờ Anh Quốc. Nhóm thứ hai là những Puritains tín đồ Thanh giáo đạo Purism- đạo trong sạch khắc khổ ở Anh vốn gốc là đạo Tin lành học độc lập về tôn giáo phải trốn chạy vì bị xua đuổi cùng với những người cấp tiến về chính trị có mầm mống tư tưởng dân chủ sau này Thời kì đầu người Virginia chưa có đóng góp đáng kể trong việc xây dựng nền văn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN