tailieunhanh - Những bệnh dễ di truyền từ mẹ sang con gái
Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy cha mẹ không chỉ di truyền cho con cái diện mạo, tính cách mà còn có cả bệnh tật. Có 3 bệnh có tính chất di truyền từ mẹ sang con gái. | Những bệnh dễ di truyền từ mẹ sang con gái Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy cha mẹ không chỉ di truyền cho con cái diện mạo, tính cách mà còn có cả bệnh tật. Có 3 bệnh có tính chất di truyền từ mẹ sang con gái. Hiểu hơn về các loại bệnh có tính chất di truyền giúp bạn biết cách phòng bệnh, sớm phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Các loại bệnh có tính chất di truyền từ mẹ sang con gái bao gồm: Ung thư vú Mức độ di truyền: cao gấp 7-8 lần bình thường Ung thư vú là một loại bệnh có tính chất di truyền rõ rệt. Ví dụ trong một dòng họ có trên 2 người mắc ung thư vú thì nên nghi ngờ có phải do di truyền hay không? Nguyên nhân phát bệnh: Ung thư vú di truyền có thể biểu hiện theo hai thể sau: thứ nhất là mẹ mắc ung thư vú, con gái cũng mắc ung thư vú, mắc bệnh khi còn trẻ, thường phát hiện ra trước khi có biểu hiện bế kinh, đa phần là cả hai bên vú. Thứ hai là mẹ không mắc ung thư vú nhưng trong gia đình ngoại có ít nhất 1-2 người chị em mắc ung thư vú và thường phát hiện ra sau khi có biểu hiện bế kinh, thường là một bên. Biện pháp phòng ngừa: Thường xuyên tự kiểm tra vú để phát hiện bệnh sớm, đi khám định kì, không kết hôn sớm và tránh các thói quen xấu như hút thuốc,uống rượu bia,thức đêm. Ung thư cổ tử cung Mức độ di truyền: cao gấp 4,7-7 lần bình thường Ung thư cổ tử cung là loại bệnh có nguy cơ di truyền rất cao. Có rất nhiều trường hợp hai mẹ con hoặc hai chị em gái đều mắc bệnh. Nguyên nhân phát bệnh: Thông qua các nghiên cứu cho thấy ung thư cổ tử cung có liên quan trực tiếp đến việc tảo hôn, quan hệ tình dục quá sớm, đẻ quá nhiều và những người mắc viêm cổ tử cung mãn tính. Biện pháp phòng ngừa: Định kỳ kiểm tra sinh thiết tế bào cổ tử cung, học cách quan sát khí hư và hiện tượng ra máu âm đạo, sớm điều trị viêm nhiễm cổ tử cung, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh nạo phá thai. Cao huyết áp trong thời kỳ mang thai Mức độ di truyền: Cao gấp 6-8 lần bình thường Cao huyết áp trong thời kỳ mang thai có tính di truyền nhất định. Nếu như bà ngoại, mẹ hay chị em gái bạn đã từng có hiện tượng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai thì bạn nên hết sức chú ý. Nguyên nhân phát bệnh: Nếu như trước khi có thai đã từng mắc bệnh cao huyết áp, viêm thận mãn tính,tiểu đường đều dễ xảy ra cao huyết áp trong thời kỳ mang thai. Nếu có thai trong thời gian mùa đông lạnh giá thì càng nên kiểm tra kỹ để có thể sớm điều trị. Biện pháp phòng ngừa: Mang thai ở độ tuổi thích hợp, nên kiểm tra tổng thể trước khi mang thai, giữ cân nặng hợp lý tránh béo phì. Theo Afamily
đang nạp các trang xem trước