tailieunhanh - Phương thức Gây mê
Gây mê là phương pháp vô cảm nhằm mục đích làm mất tạm thời ý thức cảm giác, các phản xạ, bằng các thuốc mê tác động trên thần kinh trung ương. Hoặc nói một cách khác là: Gây mê là một sự nhiễm độc có định lượng, có kiểm soát, một sự nhiễm độc dần dần thuốc mê dẫn đến mất cảm giác tạm thời, mất ý thức và giãn cơ, hồi phục được và không để lại di chứng. 2. Cơ chế. Cơ chế một giấc ngủ (giấc mê) không đơn giản. Rất nhiều thuyết, rất nhiều phương án đưa. | Gây mê 1. Định nghĩa. Gây mê là phương pháp vô cảm nhằm mục đích làm mất tạm thời ý thức cảm giác các phản xạ bằng các thuốc mê tác động trên thần kinh trung ương. Hoặc nói một cách khác là Gây mê là một sự nhiễm độc có định lượng có kiểm soát một sự nhiễm độc dần dần thuốc mê dẫn đến mất cảm giác tạm thời mất ý thức và giãn cơ hồi phục được và không để lại di chứng. 2. Cơ chế. Cơ chế một giấc ngủ giấc mê không đơn giản. Rất nhiều thuyết rất nhiều phương án đưa ra để giải thích cho vấn đề này nhưng chưa có cách giải thích nào hoàn toàn thoả đáng. Mặt khác bản chất của giấc ngủ có lẽ cũng thay đổi ít nhiều tùy theo chức năng của các thuốc gây ngủ. Thực sự nếu hiểu được cơ chế giấc ngủ thì người ta sẽ giải thích được những tác dụng khác nhau của các thuốc gây ngủ ở các mức độ Toàn bộ cơ thế. Hệ thống thần kinh khi coi hệ thống này hoạt động như một thực thế xác định. Sau cùng ở mức độ nhỏ nhất là tế bào thậm chí ở cả các thành phần cấu tạo của tế bào. . ở mức tế bào . Sự thay đổi về lý - hoá học Claude Bernord đã nhận thấy ở tất cả các tế bào thực vật cũng như động vật đều có sự thay đổi về hình dáng của đại thực bào ngay khi chúng chịu tác dụng của thuốc gây mê. Điều này dẫn đến sự hạn chế toàn bộ hoạt động của nguyên sinh chất diễn ra theo bản chất và hình thức thế hiện của nó. Dưới kính hiến vi người ta có thế nhìn thấy bằng mắt thường sự biến đổi chất này tương đương với sự thay đổi dạng keo trong lòng tế bào. Sự đông vón thành phần lipid của nguyên sinh chất tế bào nhường chỗ cho sự đông vón của thành phần protid dưới tác dụng của thuốc gây mê và điều này diễn ra một cách khá phổ biến. Tuy nhiên sự đông vón thành phần protid này lại trở về trạng thái ban đầu trước các thành phần lipid. Trong thực tế sự thay đổi này dẫn đến hiện tượng tăng thành phần lipid mà hậu quả là làm tăng độ nhớt của huyết tương. Cuối cùng hiện tượng này làm cản trở hoạt động của các ion trong tế bào điều này giải thích sự thay đổi hoạt động của tế bào bất kể chức năng của tế bào .
đang nạp các trang xem trước