tailieunhanh - Chụp cắt lớp CT và mức nhiễm phóng xạ

Quả là một điều kì diệu trong y học hiện đại khi ai đó bị bệnh, bác sĩ không cần mổ ra mới xác định được vấn đề gì đang diễn ra trong cơ thể. Giờ đây, bác sĩ có thể chụp ảnh các bộ phận trong cơ thể để chẩn đoán bệnh. Trong khi chụp X-quang chỉ có thể chụp một hình ảnh, thì với chụp CT, các bác sĩ có được nhiều hình ảnh X-quang mặt cắt ngang cơ thể chúng ta. Phương pháp này cho phép các bác sĩ nhìn rõ các bộ phận, xương và mạch. | WJ 1 A. A r 1 1 r Chụp căt lớp CT và mức nhiêm phóng xạ Quả là một điều kì diệu trong y học hiện đại khi ai đó bị bệnh bác sĩ không cần mổ ra mới xác định được vấn đề gì đang diễn ra trong cơ thể. Giờ đây bác sĩ có thể chụp ảnh các bộ phận trong cơ thể để chẩn đoán bệnh. Trong khi chụp X-quang chỉ có thể chụp một hình ảnh thì với chụp CT các bác sĩ có được nhiều hình ảnh X-quang mặt cắt ngang cơ thể chúng ta. Phương pháp này cho phép các bác sĩ nhìn rõ các bộ phận xương và mạch máu trong cơ thể qua đó chẩn đoán các tình trạng sức khỏe như bệnh ung thư chấn thương tổn thương và những dấu hiệu bất thường trong hộp sọ cũng như ổ bụng. Phương pháp này vừa nhanh vừa không gây đau đớn. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi việc sử dụng phương pháp chụp CT ngày càng gia tăng mỗi năm ở Úc cũng như nhiều nước khác. Mặc dù vậy chụp cắt lớp cũng có mặt trái cơ thể sẽ bị nhiễm lượng phóng xạ cao hơn so với phương pháp chụp X-quang truyền thống. Như tất cả mọi người đều biết mức phơi nhiễm phóng xạ cao có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh ung thư gia tăng. Vậy khi ngày càng nhiều người sử dụng phương pháp chụp CT chúng ta có nên lo lắng hay không Hiểu rõ hiện tượng phơi nhiêm phóng xạ Mỗi năm con người phơi nhiễm với khoảng 1 5 millisievert mSv bức xạ nền từ phóng xạ của chính Trái đất và từ vũ trụ tỏa ra. Nếu đem so sánh trong một lần chụp CT con người tiếp xúc với lượng phóng xạ dao động từ 1 mSv tới 15 mSv. Lượng phóng xạ của mỗi lần chụp CT khác nhau phụ thuộc vào bộ phận cơ thể được chụp và kỹ thuật áp dụng. Theo ước tính một lần chụp CT vùng ngực tương đương với ít nhất 100 lần chụp X-quang thông thường. Mặc dù tỉ lệ này dường như khá lớn nhưng nó chỉ dẫn đến mức gia tăng nguy cơ ung thư rất nhỏ trong suốt vòng đời - trên thực tế tăng khoảng 0 04 theo ước tính của Trường Cao đẳng Hoàng gia Đào tạo Chuyên gia Chẩn đoán Hình ảnh Úc và New Zealand. Tuổi tác và giới tính cũng là yếu tố cần xem xét trong tỉ lệ này. Ví dụ mô vú ở phụ nữ và tế bào non ở trẻ em nhạy cảm với phóng xạ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN