tailieunhanh - Đại cương ngôn ngữ học tập 2 part 2

Tất cả con người (trừ những trường hợp bị bệnh đặc biệt) đều đạt tới sự tinh thông ở bất kỳ ngôn ngữ nào được nói (hoặc ra dấu, trong trường hợp ngôn ngữ dấu) xung quanh họ trong quá trình trưởng thành, với rất ít sự hướng dẫn có ý thức. Động vật khác không làm được như vậy. Do đó, có một tính chất bẩm sinh nào đó khiến cho con người có thể biết cách sử dụng ngôn ngữ | tức nội dung bị quy định về tính đúng - sai lôgic và nội dung liên cá nhân tức nội dung không bị quy định về tính đúng - sai lỡgic dẫn tới sự phân biệt hai cách dùng của ngữ nghĩa học Ngữ nghĩa học hiểu theo nghĩa rộng có đối tượng là ngữ nghĩa nói chung bao gồm cả ngữ nghĩa bị quy định bởi tính đúng - sai lôgic vằ ngữ nghĩa không bị quy định bởi tính đúng - sai lôgic và ngữ nghĩa học hiểu theo nghĩa hẹp tức ngữ nghĩa học nghiên cứu về ngữ nghĩa bị quy dịnh về tính đúng - sai lôgic. Sự phân biệt hai loại ngữ nghĩa và hai loại ngữ nghĩa học ưên đây rất cần để định nghĩa ngữ dụng học. Ill-1. Định nghĩa ngữ dụng học Trước khi đề xuất quan điểm về ngữ dụng học mà mình chấp nhận Stephen c. Levinson trong 51 đã điểm lại những định nghĩa chính về chuyên ngành này đã có trước 1983. Tác giả đặc biệt chú ý tới hai định nghĩa thứ nhất là Ngữ dụng học nghiên cứu những quan hệ giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh đã được ngữ pháp hóa hoặc đã được mã hóa trong cấu trúc của ngôn ngữ. 51 8 Thứ hai là Ngữ dụng học nghiên cứu tất cả những phương diên của ngôn ngữ không nằm trong lí thuyết về ngữ nghĩa semantic theory . Hoặc theo cách hiểu của Gazda 1979 sau khi dã giới hạn ngữ nghĩa học vào việc khẳng định các điều kiên đúng - sai Ngữ nghĩa học có đối tượng nghiên cứu là ngữ nghĩa của phát ngôn không thể lí giải được bằng quan hê trực tiếp với những điều kiên đúng - sai của câu được nói ra. Nói một cách sơ giản thì NGỮ DỤNG HỌC NGỮ NGHĨA TRỪ ĐI CÁC ĐlỀU KIỆN ĐÚNG SAI. 51 12 Levinson đã chỉ ra những cái được và những hạn chê của các định nghĩa đó. 45 Vê định nghĩa thứ nhất Levinson cho rằng bất cứ nguyên tắc có tính chất hê thống nào của việc sử dụng ngôn ngữ đều có tác động đê n cấu trúc của ngôn ngữ 51 10 cho nên tất yếu trong cấu trúc của ngôn ngữ có những nhân tố ngữ dụng đã được mã hóa đã trở thành các yếu tố của cấu trúc ngôn ngữ thí dụ vấn để đại từ xưng hô các từ chỉ xuất cả những vấn để có tính truyến thống của ngữ pháp tiền dụng học như thời thể thức . của động từ . Tuy nhiên nếu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN