tailieunhanh - Luật 52/2010/QH12

LUẬT NUÔI CON NUÔI | QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT ---- NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số 52 2010 QH12 Hà Nội ngày 17 tháng 06 năm 2010 LUẬT NUÔI CON NUÔI Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51 2001 QH10 Quốc hội ban hành Luật nuôi con nuôi Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định nguyên tắc điều kiện nuôi con nuôi thẩm quyền trình tự thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi quyền nghĩa vụ của cha mẹ nuôi con nuôi và cha mẹ đẻ trách nhiệm của cơ quan tổ chức trong việc nuôi con nuôi. Điều 2. Mục đích nuôi con nuôi Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con lâu dài bền vững vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trong môi trường gia đình. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau 1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. 2. Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. 3. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. 4. Nuôi con nuôi trong nước là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau thường trú ở Việt Nam. 5. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài. 6. Trẻ em mồ côi là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được. 7. Trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em không xác định được cha mẹ đẻ. 8. Gia đình gốc là gia đình của những người có quan hệ huyết thống. 9. Gia đình thay thế là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi. 10. Cơ sở nuôi dưỡng là cơ sở bảo trợ xã hội cơ sở trợ giúp trẻ em cơ sở khác được thành lập theo pháp luật