tailieunhanh - AMINOAXIT
Aminoaxit là loại hợp chất hữu cơ tạp chất, phân tử chứa đồng thời nhóm cacboxyl (- COOH) và nhóm amino (-NH2). Trong cơ thể sinh vật : α- aminoaxit : R-CH(NH2)-COOH - Trong tổng hợp hữu cơ:ω - aminoaxit : nhóm amin ở cuối mạch và mạch C thường không phân nhánh. - Aminoaxit có thể tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, khi ấy trong một điện trường nó không chuyển dịch về một cực điện nào cả vì các điện tích trái dấu đã cân ở đó được gọi là điểm đặc điện: pH1 hay pI | AMINOAXIT Thứ năm, 30 Tháng 7 2009 07:38 Thầy Trung Hiếu I. Địng nghĩa, cấu trúc, danh pháp: nghĩa: Aminoaxit là loại hợp chất hữu cơ tạp chất, phân tử chứa đồng thời nhóm cacboxyl (-COOH) và nhóm amino (-NH2) 2. Cấu trúc phân tử: - Trong cơ thể sinh vật : α- aminoaxit : R-CH(NH2)-COOH - Trong tổng hợp hữu cơ:ω - aminoaxit : nhóm amin ở cuối mạch và mạch C thường không phân nhánh. - Aminoaxit có thể tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, khi ấy trong một điện trường nó không chuyển dịch về một cực điện nào cả vì các điện tích trái dấu đã cân ở đó được gọi là điểm đặc điện: pH1 hay pI. pháp: có thể dùng tên thay thế hoặc bán hệ thống: - Axit + vị trí của -NH2 + amino + tên axit cacboxylic tương ứng Ví dụ : H2N-CH2-COOH Tên thay thế Tên bán hệ thống Tên thường Viết tắt Axit aminoetanoic Axit aminoaxetic Glyxin Gly CH3-CH(NH2)COOH Tên thay thế Tên bán hệ thống Tên thường Viết tắt Axit 2-aminopropanoic Axit α-aminoproionic Alanin Ala HOOC[CH2]2CH(NH2)-COOH Tên thay thế Tên bán hệ thống Tên thường Viết tắt Axit 2-aminopentan-1,5-dioic Axit α-aminoglutaric Axit glutamic Glu II. Tính chất vật lí: - Các amino axit là những chất rắn kết tinh ở dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt, nhiệt độ nóng chảy cao (220-300oC), dễ tan trong nước, không tan trong các dung môi không phân cực như ete. III. Tính chất hoá học: 1. Tính chất lưỡng tính: - Phân li trong dung dịch: Ví dụ: H2N-CH2-COOH H2N-CH2-COO-+ H+ H3N+ -CH2-COO- *Lưu ý: Hợp chất (H2N)xR(COOH)y nếu có: - x = y : aminoaxit trung tính - x > y : aminoaxit có tính bazơ - x < y : aminoaxit có tính axit phản ứng với chỉ thị nhận biết một số aminoaxit - Thể hiện tính axit : HN-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O Hoặc: H3N+ -CH2-COOH- + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O - Thể hiện tính bazơ: H2N-CH2-COOH + HCl → Cl- + H3N-CH2-COOH Hoặc: H3N+ -CH2-COO + HCl → H3N+ 2. Phản ứng este hoá: H2N-CH2-COOH + C2H5OH H2N-CH2-COO-C2H5 + H2O * Lưu ý: Hợp chất thu được ở dạng muối nên cần xử lí với ammoniac để giải phóng nhóm NH2 ClH3N-CH2-COO-C2H5 + NH3 → H2N-CH2-COO-C2H5 + NH4Cl 3. Phản ứng với HNO2: * Lưu ý: Phản ứng dùng để phân biệt một số aminoaxit 4. Phản ứng trùng ngưng: n H2N-[CH2]5-COOH -(NH2[CH2]5CO)n- + n H2O - Nilon 6 * Lưu ý: - Tạo polime thuộc loại poliamit kém bền trong môi trường axit, kiềm. IV. Điều chế: - Thuỷ phân protein - Amin hoá axit halogen cacboxylic.
đang nạp các trang xem trước