tailieunhanh - Bài giảng : Quy hoạch lâm nghiệp vụ điều chế rừng part 5
• Phòng hộ chắn sóng: Mục đích lμ chống xói lở ven biển, ven sông lớn. Những đai rừng nμy nhằm hạn chế mức độ va đập của sóng biển, cố định sự lắng đọng của biển và cát. Người ta thường bố trí các đai rừng chắn sóng có chiều rộng ít nhất lμ 30 m và rừng phải ở tình trạng khép tán, bố trí ít nhất có hai đai và có cửa so le nhau theo hướng gió chính. | Phòng hộ chắn sóng Mục đích là chống xói lở ven biển ven sông lớn. Những đai rừng này nhằm hạn chế mức độ va đập của sóng biển cố định sự lắng đọng của biển và cát. Người ta thường bố trí các đai rừng chắn sóng có chiều rộng ít nhất là 30 m và rừng phải ở tình trạng khép tán bố trí ít nhất có hai đai và có cửa so le nhau theo hướng gió chính. Rừng sản xuất Rừng sản xuấ t bao gồm các diện tích rừng và đấ t rừng được sử dụng để chuyên sản xuấ t gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ. Thực trạng của rừng tự nhiên ở nước ta trải qua một thời kì dài bị tàn phá do chiến tranh cũng như việc khai thác lạm dụng nạn cháy rừng nên trong thực tế đa số là những rừng thứ sinh nghèo. Vì vậy nhiệm vụ của điều chế rừng là phải từng bước nâng cao chất lượng của rừng tự nhiên nâng cao sức sản xuất bằng các biện pháp xức tiến tái sinh tự nhiên làm giàu rừng khai thác hợp lý để nhằm điều chỉnh sản lượng theo hướng có khả năng cung cấp lâu dài và liên tục đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta. Rừng sản xuất là đối tượng của điều chế bao gồm các loại rừng như - Rừng sản xuất gỗ lớn. - Rừng sản xuất gỗ nhỏ. - Rừng sản xuất gỗ - tre nứa. - Rừng sản xuất lâm đặc sản khác. Phân chia rừng theo quyền sử dụng Ở nước ta toàn bộ rừng và đất rừng là sở hữu của toàn dân tài nguyên rừng phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội thông qua việc cung cấp lâm sản và các mặt có lợi khác. Từ năm 1954 rừng và đất rừng thuộc sở hữu toàn dân với hình thức sở hữu chủ yếu là quốc doanh. Do địa bàn sản xuất lâm nghiệp rất rộng lớn lực lượng sản xuất nghề rừng chưa phát triển tương ứng với hình thức sản xuất quốc doanh vì vậy nghề rừng chưa mang tính chất xã hội cao. Từ năm 1982 trong quyết định 184 HĐBT và chỉ thị 29 CT TW nhà nước ta đã chính thức giao quyền sử dụng kinh doanh rừng cho các thành phần kinh tế khác nhau như quốc doanh tập thể hộ gia đình thông qua việc đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng. Giao đất giao rừng thực chất là tổ chức lại sản xuất lâm nghiệp thu hứt sự tham gia tích .
đang nạp các trang xem trước