tailieunhanh - Nguyễn Ái Quốc với nho giáo
Có một điều hơi không bình thường là: Nho giáo đã từng bén duyên với Nguyễn Ái Quốc từ thời niên thiếu và theo mãi Hồ Chí Minh cho tới trọn đời và khoa Hồ Chí Minh học hình thành và phát triển cũng đã trên dưới 30 năm, nhưng việc nhìn nhận ảnh hưởng của Nho giáo đối với Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thì hầu như chỉ mới chính thức được đặt ra cách đây ba năm (1993), trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người | Với vấn đề thứ hai: đúng là nếu nhìn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh chỉ với tư cách một nhân vật chính trị lỗi lạc, một anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại nhưng theo nghĩa giản đơn là cứu được đất nước thoát khỏi hoạ xâm lăng, ngay có thêm một tư cách là nhà văn hóa vào bậc danh nhân thế giới nhưng nội hàm khái niệm văn hoá cũng chỉ lấy từ chính trị, tư tưởng chính trị làm chủ yếu, thì ít hay nhiều cũng hạn chế cách nhìn ảnh hưởng Nho giáo ở Bác, một khi chính trị đó lại là chính trị vô sản, giải phóng dân tộc lại để tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hãy thấy Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước hết là một con người như bao con người có sự sống toàn diện bao gồm: sự sống với đời thường và sự sống với quốc gia đại sự, với thế giới, sự sống thuộc tư đức và sự sống thuộc công đức, sự sống mang tính cá thể và sự sống mang tính xã hội, sự sống vật chất và sự sống tâm linh vốn dĩ rất phong phú, diệu kỳ. Với một nhà chính trị lỗi lạc như Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, không chỉ có tư tưởng chính trị, đường lối chính trị mà còn có điệu, cách sống thường nhật. Đừng nghĩ trong điệu sống thường nhật không có cái cao cả vĩ đại. Với cách nghĩ này, tôi thấy nổi lên ở sự sống Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh hai điều đáng nói nhất thuộc ảnh hưởng Nho giáo.
đang nạp các trang xem trước