tailieunhanh - TIẾNG TÂY KHÔNG LÀM SANG TIẾNG VIỆT

Hiện nay, trong xã hội ta dường như đã hình thành nên một tầng lớp những người nói một thứ tiếng Việt khá khó hiểu đối với đại bộ phận dân chúng. Đó là một thứ tiếng Việt mà từ cách phát âm đến cách dùng từ, thậm chí cả các kết cấu ngữ pháp đều mang dáng dấp của một ngôn ngữ pha trộn, đặc trưng cho thứ tiếng Việt chuyển tiếp của những người nước ngoài đang học tiếng Việt, hay những Việt kiều rời Việt Nam từ nhỏ, khi tiếng Việt của họ chưa được định hình. | TIẾNG TÂY KHÔNG LÀM SANG TIẾNG VIỆT Lê Đình Tư Hiện nay trong xã hội ta dường như đã hình thành nên một tầng lớp những người nói một thứ tiếng Việt khá khó hiểu đối với đại bộ phận dân chúng. Đó là một thứ tiếng Việt mà từ cách phát âm đến cách dùng từ thậm chí cả các kết cấu ngữ pháp đều mang dáng dấp của một ngôn ngữ pha trộn đặc trưng cho thứ tiếng Việt chuyển tiếp của những người nước ngoài đang học tiếng Việt hay những Việt kiều rời Việt Nam từ nhỏ khi tiếng Việt của họ chưa được định hình vững chắc hoặc do lâu năm sống ở nước ngoài nên quên một số quy tắc hoặc từ ngữ của tiếng Việt. Cái thứ tiếng Việt của họ nhiều khi nghe lơ lớ nửa tây nửa ta nên thường gây khó khăn cho người dân bình thường. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu đó là những người nước ngoài thực sự hoặc là những Việt kiều thực sự vì người Việt ta vốn có lòng vị tha lại rất coi trọng những người nước ngoài biết nói tiếng Việt một thứ tiếng mà ngay cả người Việt cũng cho là khó học. Nhưng đằng này họ lại là người Việt chính hiệu không những thế cái thứ tiếng Việt pha tạp đó lại được sử dụng ở những nơi mà lẽ ra nó phải được thể hiện dưới dạng chuẩn mực nhất và trong sáng nhất - đó là trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thực ra một cách không chính thức tất cả chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng những thứ ngôn ngữ pha tạp mà các nhà khoa học gọi là các thứ tiếng xã hội hay biệt ngữ. Tiếng xã hội hay biệt ngữ là một thứ ngôn ngữ được tạo ra và sử dụng trong một phạm vi hẹp trong khuôn khổ của các nhóm hay tầng lớp xã hội tức những người có quan hệ công việc hàng ngày với nhau ví dụ như trong các nhóm học sinh sinh viên giáo viên lái xe bộ đội hoặc trong giới buôn lậu tiêm chích trộm cắp . Trong các thứ tiếng xã hội đó chúng ta có thể nhận thấy sự pha trộn những yếu tố chuẩn với những yếu tố lệch chuẩn. Các yếu tố lệch chuẩn có thể là những từ ngữ bình thường vẫn tồn tại trong ngôn ngữ toàn dân nhưng được sử dụng với ý nghĩa khác ví dụ phao tài liệu chuẩn bị sẵn được đưa vào phòng thi để quay cóp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN