tailieunhanh - Phân loại phổ niệm ngôn ngữ

Phổ niệm diễn dịch và phổ niệm quy nạp • Phổ niệm tuyệt đối và phổ niệm tương đối • Phổ niệm đơn và phổ niệm phức • Phổ niệm đồng đại và phổ niệm lịch đại • Phổ niệm của ngôn ngữ và phổ niệm của lời nói • Phổ niệm ngôn ngữ và phổ niệm ngoài ngôn ngữ • Phổ niệm thuộc các cấp bậc trừu tượng hoá khác nhau 1. Phổ niệm diễn dịch và phổ niệm quy nạp Khẳng định rằng một hiện tượng nào đó đáng được quy là phổ niệm, điều đó có. | Phân loại phổ niệm ngôn ngữ Phổ niệm diễn dịch và phổ niệm quy nạp Phổ niệm tuyệt đối và phổ niệm tương đối Phổ niệm đơn và phổ niệm phức Phổ niệm đồng đại và phổ niệm lịch đại Phổ niệm của ngôn ngữ và phổ niệm của lời nói Phổ niệm ngôn ngữ và phổ niệm ngoài ngôn ngữ Phổ niệm thuộc các cấp bậc trừu tượng hoá khác nhau 1. Phổ niệm diễn dịch và phổ niệm quy nạp Khẳng định rằng một hiện tượng nào đó đáng được quy là phổ niệm điều đó có thể có nghĩa là a khẳng định rằng hiện tượng đó có mặt trong tất cả các ngôn ngữ đã biết và chắc sẽ có mặt ở cả những ngôn ngữ hiện chưa biết b hoặc khẳng định rằng hiện tượng đó tất yếu phải có mặt ở mọi ngôn ngữ. Hiểu theo cách thứ nhất tức là đi theo con đường quy nạp hiểu theo cách thứ hai tức là đi theo con đường diễn dịch. Cố nhiên trong một số trường hợp sự khẳng định đã gắn chặt ngay với thái độ nghiên cứu chẳng hạn khi khẳng định trong mọi ngôn ngữ đều có âm vị tức là đã chấp nhận một siêu ngôn ngữ một hệ thống một ngôn ngữ dùng để miêu tả có bao hàm khái niệm âm vị. Đi theo con đường quy nạp là đi từ một số lượng ngôn ngữ nhất định nào đấy rồi tổng kết lại. Vì vậy sự khẳng định ở đây mang trong bản thân nói tính cách một giả thuyết. Sự tổng kết khẳng định đó đôi khi có thể gặp mâu thuẫn ở thực tế. Vì lí do đó phổ niệm quy nạp có khi có thể không có tính tuyệt đối một trăm phần trăm. Nhưng khẳng định theo lối quy nạp tức là khẳng định một điều mới không suy ra từ một điều khẳng định có trước. Do lí do này lượng thông tin của khẳng định quy nạp bao giờ cũng cao. 2. Phổ niệm tương đối và phổ niệm tuyệt đối Khẳng định trong tất cả mọi ngôn ngữ đều có hiện tượng X tức là coi X như một phổ niệm tuyệt đối còn khẳng định trong hầu hết mọi ngôn ngữ đều có hiện tượng Y tức là coi Y như một phổ niệm tương đối. Phổ niệm tương đối xây dựng trên đa số thống kê nên có thể gặp ngoại lệ phổ niệm tuyệt đối thì bao giờ cũng đúng. Các ngoại lệ mâu thuẫn với phổ niệm tương đối là những hiện tượng rất thú vị. Có trường hợp đó là sản phẩm của quá .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.