tailieunhanh - Các loại nguồn của pháp luật Việt Nan hiện nay

“Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế”[1]. Nguồn của pháp luật bao gồm: nguồn nội dung và nguồn hình thức; nguồn chủ yếu (nguồn cơ bản) và nguồn thứ yếu, tùy vào căn cứ phân biệt. | Các loại nguồn của pháp luật Việt Nan hiện nay Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng ban hành giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế 1 . Nguồn của pháp luật bao gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức nguồn chủ yếu nguồn cơ bản và nguồn thứ yếu tùy vào căn cứ phân biệt. Khi xem xét về nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay cần phải quan tâm cả nguồn nội dung và nguồn hình thức của nó trong đó nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ là căn nguyên của pháp luật bởi vì nó được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng ban hành và giải thích pháp luật 2 nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế 3 . Tuy nhiên sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối. 1. Một số nguồn nội dung của pháp luật Việt Nam Đường lối chính sách của Đảng Đường lối chính sách của Đảng được coi là nguồn nội dung của pháp luật bởi vì chúng định ra mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong một giai đoạn nhất định cũng như những phương pháp cách thức cơ bản để thực hiện những mục tiêu phương hướng này. Và những mục tiêu phương hướng phương pháp và cách thức đó sẽ được Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật và tổ chức thực hiện trong thực tế. Nội dung các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật VBQPPL từ Hiến pháp luật cho đến các văn bản dưới luật đều phải phù hợp không được trái với đường lối chính sách của Đảng. Về mặt lý luận đường lối chính sách của Đảng chỉ có thể là nguồn nội dung mà không thể là nguồn hình thức của pháp luật song trong thực tế có lúc nó cũng được coi là nguồn hình thức của pháp luật như việc áp dụng thẳng Nghị quyết 10 và Chỉ thị 100 của Đảng về khoán sản phẩm trong nông nghiệp ở