tailieunhanh - ĐỪNG TÙY TIỆN ĐỔI MỚI TIẾNG VIỆT

Việc bổ sung từ ngữ cho tiếng Việt bằng cách vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài đương nhiên là một việc bình thường như đối với mọi ngôn ngữ khác, khi sự vay mượn đó là cần thiết, nghĩa là khi trong tiếng Việt chưa có các từ ngữ để biểu thị những khái niệm mới. Chính vì vậy, quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác thường để lại những dấu ấn trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Đó là sự hiện diện của lớp từ vựng vay mượn hay còn gọi là. | ĐỪNG TÙY TIỆN ĐỔI MỚI TIẾNG VIỆT Lê Đình Tư Việc bổ sung từ ngữ cho tiếng Việt bằng cách vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài đương nhiên là một việc bình thường như đối với mọi ngôn ngữ khác khi sự vay mượn đó là cần thiết nghĩa là khi trong tiếng Việt chưa có các từ ngữ để biểu thị những khái niệm mới. Chính vì vậy quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác thường để lại những dấu ấn trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Đó là sự hiện diện của lớp từ vựng vay mượn hay còn gọi là từ vựng ngoại lai. Quá trình vay mượn từ ngữ của các thứ tiếng khác trong tiếng Việt đã diễn ra ngay từ thời kì xa xưa trong giai đoạn nó đang hình thành rồi về sau nó tiếp tục được bổ sung thêm vốn từ ngữ vay mượn của tiếng Hán và các thứ tiếng châu Âu hoặc châu Á khác. Đó là do vị trí địa-chính trị đặc biệt của Việt Nam một trong số ít những quốc gia trên thế giới đã trở thành nơi hội tụ gặp gỡ của nhiều tinh thần văn hóa-chính trị khác nhau trong đó sự gặp gỡ của tiếng Việt với các ngôn ngữ thuộc những loại hình khác nhau là một trong những yếu tố gây tác động mạnh mẽ nhất đến đời sống xã hội của cộng đồng người Việt. Trong hệ thống tiếng Việt chúng ta có thể quan sát thấy những ảnh hưởng của một loạt ngôn ngữ như tiếng Trung tiếng Hán tiếng Pháp tiếng Anh tiếng Nga tiếng Hàn tiếng Khơme tiếng Nhật tiếng Thái. Dấu tích cụ thể của những ảnh hưởng đó là một tỉ lệ lớn các từ ngoại lai mượn của các ngôn ngữ thuộc những loại hình khác nhau trong tiếng Việt. Nhìn bề ngoài và nếu chỉ xét riêng về tỉ lệ các từ ngoại lai người ta có thể coi tiếng Việt bản địa chỉ là dấu tích còn lại của một thứ tiếng Việt xa xưa bởi vì tổng cộng có tới khoảng 60-80 đơn vị từ vựng trong thứ tiếng này là từ vay mượn của các ngôn ngữ khác. Tuy nhiên tình hình thực tế không cho phép chúng ta khẳng định điều đó vì đa số các từ ngoại lai trong tiếng Việt không còn mang những nét đặc trưng của các ngôn ngữ gốc mà chủ yếu mang những nét đặc trưng ngữ âm ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt. Đó là do chúng đã được

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN