tailieunhanh - Đối chiếu từ vựng – Bình diện cấu tạo hình thức

1. Đối chiếu cấu tạo hình vị của từ - Các loại hình vị cấu tạo từ. Hình vị cấu tạo từ được chia thành hai loại: căn tố và phụ tố. - Căn tố: là hình vị cơ bản, là yếu tố cấu trúc chính của từ. Căn tố là bộ phận có thể tách khỏi từ để hoạt động độc lập, vì đây thường là những từ gốc. Ví dụ: time-less. - Phụ tố: là những hình vị được ghép với căn tố để tạo ra từ mới hoặc để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Trong. | Đối chiếu từ vựng - Bình diện cấu tạo hình thức 1. Đối chiếu cấu tạo hình vị của từ - Các loại hình vị cấu tạo từ. Hình vị cấu tạo từ được chia thành hai loại căn tố và phụ tố. - Căn tố là hình vị cơ bản là yếu tố cấu trúc chính của từ. Căn tố là bộ phận có thể tách khỏi từ để hoạt động độc lập vì đây thường là những từ gốc. Ví dụ time-less. - Phụ tố là những hình vị được ghép với căn tố để tạo ra từ mới hoặc để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Trong các ngôn ngữ biến hình người ta phân biệt hình vị từ vựng- ngữ pháp hoặc hình vị từ vựng và hình vị ngữ pháp nhưng trong các ngôn ngữ không biến hình chỉ có hình vị từ vựng-ngữ pháp mà không có ý nghĩa ngữ pháp theo cách hiểu của ngôn ngữ học châu Âu. Các phụ tố trong các ngôn ngữ thường được chia thành Tiền tố là phụ tố hình vị đứng trước căn tố. Ví dụ in-famous t. Anh . Hậu tố là hình vị đứng sau căn tố. Ví dụ happi-ness t. Anh . Trung tố là hình vị được đặt xem vào giữa căn tố. Ví dụ l-b-eun tốc độ được tạo ra từ leun nhanh t. Khơme . Liên tố là hình vị dùng để nối các căn tố với nhau ví dụ speed-o-meter trong tiếng Anh hay zieml-e-kop t. Nga . Bao tố còn gọi là hình vị không liên tục. Đây là những hình vị bao quanh căn tố cả về phía đầu lẫn phía cuối. Loại hình vị này xuất hiện chủ yếu ở một số ngôn ngữ của thổ dân châu Mĩ nhưng thời gian gần đây có một số nhà nghiên cứu cho rằng bao tố được sử dụng rộng rãi hơn ở nhiều ngôn ngữ khác. Ví dụ roz-pỉakac-siẹ khóc òa t. Ba Lan . biến tố là những hình vị thường đứng sau căn tố và phụ tố để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp như giống số cách ngôi. Ví dụ rek-a t. Nga . 2. Những sự khác biệt về cấu tạo hình vị của từ trong các ngôn ngữ - Các ngôn ngữ có sự khác biệt về cách sử dụng các phụ tố cấu tạo từ. Ví dụ Các ngôn ngữ biến hình dùng các phụ tố để tạo từ mới nhưng tiếng Việt thường dùng cách ghép từ để tạo từ mới. - Các ngôn ngữ biến hình có hiện tượng biến đổi ngữ âm của các hình vị cấu tạo từ và do đó có khái niệm tha hình vị alomorfem . Trong các ngôn ngữ không biến hình như

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.