tailieunhanh - Bàn về quyền lập pháp và mô hình lập pháp
Quyền lập pháp là quyền duy nhất thuộc về Quốc hội. Quốc hội có thể ủy quyền cho các cơ quan nhà nước khác thay mặt mình ban hành văn bản dưới luật để quản lý xã hội. Tuy nhiên, hoạt động lập pháp không phải là công việc duy nhất của Quốc hội mà có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Một trong những yêu cầu quan trọng đối với hoạt động lập pháp là chỉ ban hành pháp luật xuất phát từ nhu cầu thực tế (có thể là nhu cầu đã có. | Bàn về quyền lập pháp và mô hình lập pháp Quyền lập pháp là quyền duy nhất thuộc về Quốc hội. Quốc hội có thể ủy quyền cho các cơ quan nhà nước khác thay mặt mình ban hành văn bản dưới luật để quản lý xã hội. Tuy nhiên hoạt động lập pháp không phải là công việc duy nhất của Quốc hội mà có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Một trong những yêu cầu quan trọng đối với hoạt động lập pháp là chỉ ban hành pháp luật xuất phát từ nhu cầu thực tế có thể là nhu cầu đã có hoặc sẽ có và phù hợp với thực tế. Điều đó có nghĩa là chương trình làm luật của Quốc hội nhất thiết phải đặt trong mối tương quan với nhu cầu điều hành đất nước và quản lý xã hội của Chính phủ. Trong quá trình soạn thảo luật cần sử dụng mô hình phân tích chính sách từ dưới lên theo đó bất cứ quy định pháp luật hoặc chính sách nào được đưa ra đều phải trải qua công đoạn phân tích các bên có liên quan hoặc phân tích thể chế so sánh. Sử dụng công cụ phân tích này sẽ đảm bảo cho các đạo luật được ban hành không phải là sự cấy ghép vụng về ý chí của nhà nước vào đời sống xã hội. Quyền lập pháp và hoạt động lập pháp Quyền lực nhà nước được tạo thành từ ba quyền lập pháp hành pháp và tư pháp. Việc phân tách quyền lực nhà nước thành ba quyền nói trên bắt nguồn từ học thuyết tam quyền phân lập mà cha đẻ của nó là John Locke. Học thuyết của ông sau đó được phát triển bởi nhà xã hội học và luật học người Pháp Montesquieu. Trong bài phân tích về thực trạng Hiến pháp nước Anh đầu thế kỷ 18 Montesquieu kết luận rằng ở Anh sự tự do của công dân chỉ được đảm bảo khi quyền lực và các chức năng của nhà nước được phân chia cho ba cơ quan khác nhau là lập pháp hành pháp và tư pháp1. Quyền lập pháp là quyền ban hành pháp luật còn quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật và quyền tư pháp là quyền bảo vệ pháp luật. Một trong những bước tiến quan trọng trong nhận thức về tổ chức bộ máy nhà nước ở nước ta thời kỳ đổi mới là thừa nhận những hạt nhân hợp lý của thuyết tam quyền phân lập theo đó mặc dù trong tổ chức bộ máy .
đang nạp các trang xem trước