tailieunhanh - Danh từ tiếng Việt

Lê Đình Tư 1. Danh từ riêng . Khái niệm Danh từ riêng - Danh từ riêng trong tiếng Việt là từ chỉ tên người, tên đất, tên cơ quan, tổ chức, tôn giáo, phong trào, tên gọi các thời đại, tên các loại sách báo và tên gọi những ngày lễ, tết trong năm. - Danh từ riêng có thể là từ thuần Việt, như: Bông, Cám, Tèo, Bột , nhưng cũng có thể là tên Hán-Việt, như: Nguyệt, Trường, Dũng, Đông Kinh, Kinh Bắc , hoặc là tên phiên âm từ các thứ tiếng Ấn-Âu, như: Hêlêna, Giôn, Ađam, Pari,. | Danh từ tiếng Việt Lê Đình Tư 1. Danh từ riêng . Khái niệm Danh từ riêng - Danh từ riêng trong tiếng Việt là từ chỉ tên người tên đất tên cơ quan tổ chức tôn giáo phong trào tên gọi các thời đại tên các loại sách báo và tên gọi những ngày lễ tết trong năm. - Danh từ riêng có thể là từ thuần Việt như Bông Cám Tèo Bột. nhưng cũng có thể là tên Hán-Việt như Nguyệt Trường Dũng Đông Kinh Kinh Bắc. hoặc là tên phiên âm từ các thứ tiếng Ấn-Âu như Hêlêna Giôn Ađam Pari Béclin. - Trước đây các danh từ riêng Ấn-Âu thường được phiên âm qua tiếng Hán nhưng ngày nay tiếng Việt áp dụng cách phiên âm trực tiếp từ nguyên ngữ hoặc từ một ngôn ngữ Ấn-Âu khác được sử dụng rộng rãi trên thế giới ví dụ tiếng Anh tiếng Pháp . Cách viết danh từ riêng - Cách viết tên người Tên người Việt Nam Trung Quốc đọc theo âm Hán-Việt hoặc tên người nước khác được phiên âm qua tiếng Hán Viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và không dùng dấu nối Ví dụ Trần Văn Tạo Đinh Tiên Hoàng Lý Bạch Lỗ Tấn Thành Cát Tư Hãn. Tên người nước ngoài được phiên âm trực tiếp hoặc thông qua một ngôn ngữ Ấn-Âu khác Hiện vẫn được viết theo hai cách 1 Viết hoa chữ cái đầu của tên gọi các âm tiết viết liền nhau và không có gạch nối ví dụ Frăngxoa Ivan Napôlêông Ađam 2 Viết hoa chữ cái đầu của tên gọi các âm tiết viết cách nhau và giữa các âm tiết có gạch nối ví dụ Na-pô-lê-ông Frăng-xoa Oa-sinh-tơn Huy-gô. Tuy nhiên để có thể đạt được sự thống nhất trong việc dạy viết trong các trường học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định tạm thời về việc viết tên riêng trong sách giáo khoa theo đó cách viết thứ hai được chọn sử dụng tạm thời làm cách viết chuẩn. - Cách viết tên địa lí Tên địa lí Việt Nam Trung Quốc đọc theo âm Hán-Việt và tên địa lí của các nước khác phiên âm qua tiếng Hán Viết hoa các chữ đầu của âm tiết và không dùng dấu nối. ví dụ Sầm Sơn Hạ Long Bắc Kinh Thụy Sĩ Nhật Bản Phần Lan. Tên địa lí đọc theo âm Việt hoặc âm Hán-Việt có kèm theo từ chỉ phương hướng hay vị trí đã trở thành một bộ phận của tên gọi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.