tailieunhanh - Dùng phương pháp vectơ trượt để giải bài toán hộp kín trong mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh

Khi giải các bài toán về hộp kín trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC, đa số học sinh thường hay sử dụng phương pháp đại số và rất ngại dùng phương pháp giản đồ vectơ. Ở phương pháp đại số, học sinh thường hay lúng túng vì phải xét nhiều trường hợp hơn, biện luận nhiều khả năng và từ đó dẫn đến phải giải nhiều phương trình hơn – điều này là không hay khi làm bài thi trắc nghiệm. Phương pháp vectơ tỏ ra rất hiệu quả khi giải các bài toán điện xoay chiều | Chia se mien phi tai Các bài giảng luyện thi môn Vật Lí soạn Trương Văn Thanh Chuyên Đề Dùng phương pháp vectơ trượt để giải bài toán hộp kín trong mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh I. Mở đầu Khi giải các bài toán về hộp kín trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC đa số học sinh thường hay sử dụng phương pháp đại số và rất ngại dùng phương pháp giản đồ vectơ. Ớ phương pháp đại số học sinh thường hay lúng túng vì phải xét nhiều trường hợp hơn biện luận nhiều khả năng và từ đó dẫn đến phải giải nhiều phương trình hơn - điều này là không hay khi làm bài thi trắc nghiệm. Phương pháp vectơ tỏ ra rất hiệu quả khi giải các bài toán điện xoay chiều. Trong phương pháp này người ta chia thành hai phương pháp nhỏ là phương pháp vectơ buộc và phương pháp vectơ trượt. Trong đó phương pháp vectơ trượt tỏ ra chiếm ưu thế vượt trội hơn hăn. Đe giải một bài toán về hộp kín ta thường sử dụng hai phương pháp là phương pháp đại số và phương pháp giản đồ vectơ. Trong một số tài liệu có viết về các bài toán hộp kín thường sử dụng phương pháp đại số. Trong bài viết này tôi sẽ trình bày phương pháp giản đồ vectơ trượt cho lời giải ngắn gọn hơn logic dễ hiểu hơn. II. Nội dung 1. Phương pháp giản đồ vectơ trượt Chọn ngang là trục dòng điện. Chọn điểm đầu mạch A làm gốc. Vẽ lần lượt các véc-tơ biểu diễn các điện áp lần lượt từ A sang B nối đuôi nhau theo nguyên tắc L - lên. C - xuống. R - ngang. Độ dài các véc-tơ tỉ lệ với các giá trị hiệu dụng tương ứng. Nối các điểm trên giản đồ có liên quan đến dữ kiện của bài toán. Biểu diễn các số liệu lên giản đồ. UL uc Dựa vào các hệ thức lượng trong tam giác để tìm các điện áp hoặc góc chưa biết bài tập ví dụ Ví dụ 1 Cho mạch điện xoay chiều AB gồm hai đoạn mạch AN và NB mắc nối tiếp nhau. Đoạn mạch AN gồm tụ điện có dung kháng 100 Q mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có cảm kháng 200Q. Đoạn mạch NB là hộp kín X chứa hai trong ba phần tử R0 L0 thuần C0 mắc nối tiếp. Mắc hai đầu đoạn mạch AB vào nguồn điện xoay

TỪ KHÓA LIÊN QUAN