tailieunhanh - Tài liệu về Trí thức và nhận thức pháp quyền
Pháp quyền không thể đặt bên cạnh các giá trị về tinh thần như chân lý khoa học, sự tận thiện về đạo đức hay kinh bổn của tôn giáo. Nó chỉ có ý nghĩa tương đối, nội dung của nó một phần nào đó được quyết định bởi những điều kiện kinh tế và xã hội luôn luôn biến đổi. Ý nghĩa tương đối của pháp quyền đã tạo cớ cho một số lý thuyết gia đánh giá nó quá thấp. | Trí thức và nhận thức pháp quyền Pháp quyền không thể đặt bên cạnh các giá trị về tinh thần như chân lý khoa học sự tận thiện về đạo đức hay kinh bổn của tôn giáo. Nó chỉ có ý nghĩa tương đối nội dung của nó một phần nào đó được quyết định bởi những điều kiện kinh tế và xã hội luôn luôn biến đổi. Ý nghĩa tương đối của pháp quyền đã tạo cớ cho một số lý thuyết gia đánh giá nó quá thấp. Một số người cho rằng pháp luật chỉ có giá trị tối thiểu về đạo đức một số khác lại cho rằng cưỡng chế nghĩa là bạo lực là thành tố không thể tách rời của pháp luật. Nếu đúng là như thế thì chẳng có cơ sở nào để chê trách giới trí thức của chúng ta trong việc coi thường pháp quyền hết. Giới trí thức của chúng ta luôn hướng tới những lý tưởng tuyệt đối và trên đường đi của mình nó có thể bỏ qua cái giá trị thứ cấp này. Nhưng văn hóa tinh thần bao gồm không chỉ một loại giá trị. Các đặc điểm mang tính hình thức của hoạt động trí tuệ và hoạt động ý chí là thành phần chủ yếu của văn hóa tinh thần. Mà trong các giá trị mang tính hình thức thì pháp luật một hình thức phát triển hoàn hảo nhất và gần như có thể cảm nhận được một cách cụ thể nhất đóng vai trò quan trọng nhất. Pháp luật đưa người ta vào khuôn phép nhanh hơn là tư duy lô gich và phương pháp luận hay những biện pháp rèn luyện ý chí một cách có hệ thống khác. Điều quan trọng là khác với những hệ thống kỷ luật mang tính cá nhân nói trên pháp luật là hệ thống mang tính xã hội và lại là hệ thống xã hội duy nhất ép người ta vào kỷ luật. Kỷ luật xã hội chỉ có thể được hình thành nhờ pháp luật xã hội có kỷ cương và xã hội có trật tự pháp luật phát triển là những khái niệm tương đồng. Nhìn theo cách đó thì nội dung của pháp quyền đã có một ý nghĩa khác. Nội dung chủ yếu và quan trọng nhất của pháp quyền chính là tự do. Nói cho ngay đấy là tự do ngoại tại tự do tương đối được quy định bởi môi trường xã hội. Nhưng tự do nội tại tự do tinh thần tự do có tính bền vững hơn lại chỉ có thể hiện hữu khi có sự hiện hữu của tự do ngoại tại cái sau
đang nạp các trang xem trước