tailieunhanh - Những loại Dị vật đường thở
Mọi lứa tuổi có thể bị dị vật đường thở, hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở là những chất vô cơ hay hữu cơ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản. Hay gặp nhiều nhất là hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì. mẩu xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc. | Dị vật đường thở 1. Đại cương. Mọi lứa tuổi có thể bị dị vật đường thở hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở là những chất vô cơ hay hữu cơ mắc vào thanh quản khí quản hoặc phế quản. Hay gặp nhiều nhất là hạt lạc rồi đến hạt ngô hạt dưa hạt na hạt hồng bì. mẩu xương vỏ tôm cua đốt xương cá mảnh đồ nhựa kim cặp tóc. Dị vật đường thở là những tai nạn có thể nguy hiểm ngay đến tính mạng và phải được xử trí cấp cưú. Thường gặp ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ tuổi. Trên 25 gặp ở trẻ dưới 2 tuổi Lemariey 95 gặp ở trẻ dưới 4 tuổi khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai - 1965 2. Nguyên nhân. - Trẻ em thường có thói quen đưa các vật cầm ở tay vào mồm. Người lớn trong khi làm việc cũng có những người quen ngậm một số những dụng cụ nhỏ vào mồm đó là điều kiện dễ đưa tới dị vật rơi vào đường thở hay vào thực quản. - Dị vật bị rơi vào đường thở khi hít vào mạnh hoặc sau một một trận cười khóc ngạc nhiên sợ hãi . Dị vật bị rơi vào đường thở do bị liệt họng thức ăn rơi vào đường thở. - Do tai biến phẫu thuật khi gây mê răng giả rơi vào đường thở mảnh khi nạo khi lấy dị vật ở mũi bị rơi vào họng và rơi vào đường thở. Vị trí của dị vật mắc ở đường thở thanh quản khí quản hoặc phế quản. chứng. Trẻ em ngậm hoặc đang ăn có khi cũng là lúc trẻ đang nhiễm khuẩn đường hô hấp đột nhiên ho sặc sụa tím tái ngạt thở trong chốc lát. Đó là hội chứng xâm nhập xảy ra khi dị vật qua thanh quản niêm mạc bị kích thích chức năng phản xạ bảo vệ đường thở của thanh quản được huy động để tống dị vật ra ngoài. Hội chứng xâm nhập - Đó là cơn ho kịch liệt như để tống dị vật ra ngoài bệnh nhân khó thở dữ dội có tiếng thở rít co kéo tím tái vã mồ hôi có khi ỉa đái cả ra quần. - Căn nguyên do hai phản xạ của thanh quản phản xạ co thắt thanh quản và phản xạ ho để tống dị vật ra ngoài. - Tuỳ theo vị trí mắc kẹt của dị vật tính chất của dị vật và thời gian bệnh nhân đến khám sẽ có các triệu chứng khác nhau. Dị vật ở thanh quản. Dị vật dài to hoặc sù sì không đều .
đang nạp các trang xem trước