tailieunhanh - Nguyên tắc " Bình đẳng giữa Nhà nước và công dân" trong nhà nước pháp quyền về việc giải quyết bồi thường thiệt hại: vận dụng vào thực tiễn pháp lý ở Việt Nam
1. Nguyên tắc bình đẳng giữa nhà nước và công dân trong nhà nước pháp quyền Một trong những yêu cầu cơ bản của Nhà nước pháp quyền là công dân và Nhà nước phải được đối xử bình đẳng trong quan hệ pháp luật dân sự. Theo đó, khi quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị xâm phạm thì đối tượng có hành vi xâm phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. | Nguyên tắc Bình đẳng giữa Nhà nước và công dân trong nhà nước pháp quyền về việc giải quyết bồi thường thiệt hại vận dụng vào thực tiễn pháp lý ở Việt Nam 1. Nguyên tắc bình đẳng giữa nhà nước và công dân trong nhà nước pháp quyền Một trong những yêu cầu cơ bản của Nhà nước pháp quyền là công dân và Nhà nước phải được đối xử bình đẳng trong quan hệ pháp luật dân sự. Theo đó khi quyền và lợi ích hợp pháp của công dân tổ chức bị xâm phạm thì đối tượng có hành vi xâm phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền với công dân cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau được ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng Hiến pháp và pháp luật. Trước hết nó thể hiện thái độ của nhà nước đối với công dân. Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc bảo vệ các quyền của công dân. Điều 29 Hiến pháp năm 1959 quy định Người bị thiệt hại về hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan Nhà nước có quyền được bồi thường . Hoặc như tại Điều 74 của Hiến pháp quy định mọi hoạt động nhà nước nếu gây thiệt hại cho công dân tổ chức đều phát sinh trách nhiệm bồi thường . Việc bồi thường hậu quả do lỗi của người thi hành công vụ hiện đang được quy định rải rác tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự Luật Hành chính Pháp lệnh công chức Nghị quyết 388 của Ủy ban thường vụ Quốc hội UBTVQH về bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự. Bản chất của bồi thường hay đền bù đều có nghĩa là Nhà nước bù đắp lại một phần hay toàn bộ thiệt hại của người dân. Trong tiếng Việt tách bạch hai thuật ngữ này có thể phân biệt nội hàm của khái niệm. Cách thức giải thích trong dự thảo có thể dẫn đến những cách hiểu không đồng nhất nhưng trong thực tế việc Nhà nước thể hiện trách nhiệm ngay cả trong trường hợp không có lỗi cũng được thực hiện ở Việt Nam. Đó là khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ công ích cũng đền bù cho dân. Nếu thu hồi đất để giao cho một doanh nghiệp khác thì thực hiện bồi thường. Song thuật ngữ bồi thường mang tính bình đẳng hơn .
đang nạp các trang xem trước