tailieunhanh - Hai lần thay đổi mô hình thẩm mỹ
Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, cho tới nay, theo ý tôi, đã có hai lần thay đổi mô hình thẩm mỹ. Với ý định tự sắp xếp lấy mỹ thuật Việt, về mặt thẩm mỹ, theo một cách nào đấy, để có thể dễ học tập và nghiên cứu hơn, mười năm trước tôi có viết thử một bài, sau đăng trên tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật, mà nhận định rằng mỹ thuật Lý là cổ điển, rồi từ định hình ấy, cố nhìn cái gì đã xảy ra trước Lý, và cái gì sẽ đến sau | Hai lần thay đổi mô hình thẩm mỹ Thái Bá Vân . Lịch sử mỹ thuật Việt Nam cho tới nay theo ý tôi đã có hai lần thay đổi mô hình thẩm mỹ. Với ý định tự sắp xếp lấy mỹ thuật Việt về mặt thẩm mỹ theo một cách nào đấy để có thể dễ học tập và nghiên cứu hơn mười năm trước tôi có viết thử một bài sau đăng trên tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật mà nhận định rằng mỹ thuật Lý là cổ điển rồi từ định hình ấy cố nhìn cái gì đã xảy ra trước Lý và cái gì sẽ đến sau. Viết đến đây tôi dừng lại. Phần thì biết mình còn kém kiến thức rời rạc phần thì có vẻ ngợp trước những khoa nghiên cứu mới mẻ trên thế giới phần nữa thì có ý chờ đợi những phát kiến của đồng nghiệp trong nước để được chỉ bảo thêm. Nhưng tôi không thay đổi ý kiến. Bài viết này là để bước thêm một bước tự giải quyết một nấc nữa về thẩm mỹ tạo hình Việt Nam. Chắc lần này bất quá tôi cũng chỉ vỡ vạc được cho mình một lối đi riêng nho nhỏ trên đường nghiên cứu mỹ thuật dân tộc mà thôi. Lịch sử mỹ thuật Việt Nam cho tới nay theo ý tôi đã có hai lần thay đổi mô hình thẩm mỹ. Có lẽ tôi phải nói ngay ở đây 1 Tôi hiểu thế nào là một mô hình thẩm mỹ và 2 Tôi hiểu thế nào là một lần thay đổi. Mô hình thẩm mỹ là mẫu số chung của ứng xử tạo hình được gói ghém và bộc lộ ở dạng biểu trưng là cái nhìn thế giới của một thời đại một dân tộc một trường phái thậm chí một tác giả nghệ thuật được xây dựng trên toàn cục dữ kiện của đời sống vật chất và tinh thần. Cái nhìn đó để lại những dấu vết vật thể trên một tác phẩm qua nhiều mạng lưới viễn cận khác nhau. Những dấu vết này là bằng chứng của sự vật diễn ra trước mắt chúng ta như thế nào đó. Và gốc rễ của các loại viễn cận ở trong cách ứng xử nhân văn và xã hội trước đối tượng chứ không phải cái nhìn máy móc của con mắt như một công cụ vật lý học. Mỗi dân tộc mỗi thời đại cùng kỳ lý nữa là mỗi người nhìn sự vật qua một mạng lưới viễn cận riêng. Và dưới con mắt của chúng ta đặc biệt là con mắt nghệ sĩ cái thế giới nhìn thấy sờ mó đo đếm được cả trên tác phẩm lẫn trong cuộc sống bao giờ cũng .
đang nạp các trang xem trước