tailieunhanh - Giáo trình -Thiên văn học đại cương -chương 3

Chương 3 THIÊN CẦU ( NHẬT ĐỘNG). I. THIÊN CẦU. Khi đứng trên Trái đất nhìn lên bầu trời ta thấy bầu trời như một mặt cầu lớn có gắn các thiên thể. Vì vậy để xác định vị trí các thiên thể trên bầu trời ta có thể lợi dụng mặt cầu đó và gọi là thiên cầu. 1. Định nghĩa Thiên cầu: Thiên cầu là một mặt cầu tưởng tượng có tâm là nơi ta quan sát, có bán kính vô cùng lớn và các thiên thể phân bố ở mặt trong quả cầu đó. 2. Đặc điểm của thiên cầu:. | Chương 3 THIÊN CẦU NHẬT ĐỘNG . I. THIÊN CẦU. Khi đứng trên Trái đất nhìn lên bầu trời ta thấy bầu trời như một mặt cầu lớn có gắn các thiên thể. Vì vậy để xác định vị trí các thiên thể trên bầu trời ta có thể lợi dụng mặt cầu đó và gọi là thiên cầu. 1. Định nghĩa Thiên cầu Thiên cầu là một mặt cầu tưởng tượng có tâm là nơi ta quan sát có bán kính vô cùng lớn và các thiên thể phân bố ở mặt trong quả cầu đó. 2. Đặc điểm của thiên cầu Vì có thể lấy bán kính thiên cầu vô cùng lớn nên bán kính Trái đất là rất nhỏ so với bán kính thiên cầu. Vậy nên ta có thể coi bất kỳ điểm nào trên Trái đất cũng là tâm thiên cầu. Và một điểm bất kỳ nào trên thiên cầu cũng có thể nhìn thấy từ những điểm khác nhau trên Trái đất theo những đường song song. 3. Tính chất của thiên cầu - Mặt phẳng chứa tâm thiên cầu cắt thiên cầu theo một vòng tròn lớn vòng qua F G . - Qua 2 điểm không đối tâm trên thiên cầu chỉ có thể vẽ một vòng tròn lớn vòng qua A B . - Qua 2 điểm đối tâm có thể vẽ vô số vòng tròn lớn qua C D . - Những mặt phẳng không qua tâm cắt mặt thiên cầu thành những vòng tròn nhỏ r R vòng qua KL . Hình 32 - Khoảng cách giữa hai điểm A B trên thiên cầu được thể hiện bằng cung AB đo bằng góc ở tâmcung AOB. - Những cung của vòng tròn lớn là khoảng cách ngắn nhất giữa các điểm trên thiên cầu. Ta có thể nói Đường thẳng trên thiên cầu là vòng tròn lớn và trên thiên cầu không thể vẽ được những đường thẳng song song. 4. Những đường điểm cơ bản trên thiên cầu. Giả sử người quan sát đứng tại tâm 0 trên Trái đất qua đó ta vẽ thiên cầu là một mặt cầu bán kính R. Thiên đỉnh - Thiên để Đường thẳng đứng đi qua đỉnh đầu người quan sát cắt thiên cầu tại điểm Z trên đỉnh đầu gọi là thiên đỉnh điểm Z dưới chân là thiên để. Đường chân trời Mặt phẳng vuông góc với OZ Tiếp tuyến với mặt đất gọi là Mặt phẳng chân trời. Nó cắt thiên cầu theo một vòng tròn lớn gọi là đường chân trời vòng BĐNT . Chú ý Đường chân trời này khác với đường chân trời mà ta nhìn thấy trong thực tế. Vì trong thực tế đường chân trời

TỪ KHÓA LIÊN QUAN