tailieunhanh - CÂU HỎI ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ ĐẢNG

Câu 1: Vị trí, vai trò và thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam thời thuộc địa Câu 2: Nội dung cơ bản của chính cương sách lược vắn tắt, ý nghĩa. Câu 3: Phân tích quy quật thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam Câu 4: Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương, biện pháp bảo vệ chính quyền non trẻ 1945-1946. Câu 5: Sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng trong tồng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 . | Huỳnh Thị Hồng Ngọc LỊCH SỬ ĐẢNG Câu 1 Vị trí vai trò và thái độ chính trị của các giai cấp tầng lớp trong xã hội Việt Nam thời thuộc địa I. Giai cấp địa chủ phong kiến Trong lịch sử Việt Nam giai cấp phong kiến đã từng giữ vai trò tiến bộ nhất định và đó là giai cấp đã từng lãnh đạo đất nước xây dựng nền phong kiến tự chủ. Nhưng từ khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp thì giai cấp phong kiến Việt Nam không còn giữ vai trò lãnh đạo dân tộc nữa. Tuy vậy thực dân Pháp không xoá bỏ giai cấp phong kiến mà chủ trương duy trì giai cấp này để làm cơ sở xã hội cho chế độ thuộc địa. Trong hoàn cảnh đó giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam bị phân hoá mạnh mẽ với thái độ chính trị khác nhau - Một số chạy theo lợi ích ích kỷ trở thành tay sai cho thực dân Pháp. - Một số chống Pháp nhằm khôi phục triều đình phong kiến - Một số cùng nhân dân chiến đấu chống thực dân Pháp và cả triều đình phong kiến - Một số nhỏ chuyển sang kinh doanh. Do sự phân hoá mạnh mẽ của giai cấp địa chủ phong kiến tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam thu hút và tập hợp những người yêu nước trong hàng ngũ này. II. Giai cấp nông dân Việt Nam Giai cấp nông dân Việt Nam là giai cấp đông đảo chiếm khoảng 90 dân số. Trong chế độ thuộc địa giai cấp nông dân bị bần cùng hoá không lối thoát do đó họ có tinh thần chống đế quốc và chống phong kiến mạnh mẽ. Họ vừa có yêu cầu về độc lập vừa có yêu cầu về ruộng đất song yêu cầu về độc lập dân tộc là bức thiết nhất. Tuy giai cấp nông dân không thể lãnh đạo cách mạng nhưng họ là lực lượng không thể thiếu của mọi cuộc cách mạng. Nói thế là vì giai cấp nông dân không độc lập về hệ tư tưởng họ có mặt ở mọi phương thức sản xuất nhưng không thể đại diện và không thể vạch ra kế hoạch cho tương lai. Ngoài ra họ là lực lượng không thể thiếu là vì họ chiều nhiều áp bức bóc lột nhất nên sẽ tham gia vào cách mạng và là lực lượng đông đảo nhất của quần chúng nhân dân. Giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng chủ lực của cách mạng Việt Nam. III. Giai cấp tư sản Việt Nam .

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.