tailieunhanh - Luận văn: Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế

Sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên đã và đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là Việt Nam, một quốc gia có hơn 2/3 diện tích đất nông lâm nghiệp thuộc về dung du miền núi. | LUẬN VĂN Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Sử dụng hợp lý có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên đã và đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới nhất là Việt Nam một quốc gia có hơn 2 3 diện tích đất nông lâm nghiệp thuộc về dung du miền núi. Việc đánh giá chính xác nguồn tài nguyên tự nhiên sẽ chỉ ra được những ưu thế và hạn chế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này. Vùng đồi núi Thừa Thiên - Huế với diện tích ha chiếm 72 92 diện tích tự nhiên của tỉnh. Đây là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc ít người Tà ôi Pakô Cơ tu Vân Kiều là nơi chứa đựng tiềm năng kinh tế phong phú và đa dạng đặc biệt là tiềm năng đất đai cho sản xuất nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng có năng suất cao. Đồng thời đây cũng là khu vực thuộc về rừng phòng hộ đầu nguồn thượng nguồn lưu vực của các sông lớn sông Hương sông Hồng sông Dâu Truồi. đổ về đồng bằng ven biển. Do đó việc tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp phải được thực hiện có cơ sở khoa học dựa trên đặc điểm và chất lượng đất đai để bố trí các loại hình sử dụng trong nông nghiệp quản lý bảovệ các loại rừng trồng rừng không những có ý nghĩa lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồi núi mà còn đảm bảo an toàn sinh thái cho toàn tỉnh Thừa Thiên -Huế. Do ảnh hưởng của bom đạn chiến tranh trước đây đồng thời do việc khai thác bất hợp lý lâu dài dẫn đến diện tích rừng tự nhiên giảm sút diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm đến ha 87 diện tích đất nông lâm nghiệp của tỉnh . Độ dày tầng đất mỏng dần tiềm năng dinh dưỡng của đất ngày càng nghèo kiệt. Hiện tượng lũ lụt lũ quét xảy ra đã tàn phá nhiều vùng ở Thừa Thiên Huế như đợt lũ lớn 11-1999 đây là biểu hiện mất cân bằng sinh thái. Hơn 89 cư dân vùng đồi núi Thừa Thiên - Huế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông lâm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN