tailieunhanh - Đề tài "Kinh tế tri thức gắn với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam"
Tham khảo luận văn - đề án đề tài "kinh tế tri thức gắn với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam" , luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Thực tiễn trong những năm qua ở Việt Nam cho thấy ở đâu có sự sáng tạo trong công cuộc đổi mới các giải pháp khoa học công nghệ thì ở đó có sự tiến bộ vượt bậc. Về nông nghiệp sự sáng tạo của Đảng trong chính sách khoán áp dụng trong nông nghiệp những năm 80 là một ví dụ điển hình cho thấy vai trò của chính sách trong việc tạo ra mức tăng trưởng sản lượng kỷ lục về lương thực mà không có một yếu tố sản xuất thông thường nào như: vốn, lao động vật tư có thể mang lại. Chính sách mớilàm cho người lao động làm việc có trách nhiệm và năng nổ sáng tạo hơn. Đảng đẩy mạnh và khuyến khích nông dân khoa học - công nghệ vào sản xuất như: sử dụng các loại giống mới, phân bón máy móc sản xuất theo công nghệ cao của thế giới, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi bằng cách đầu tư, cải tạo nâng cấp hệ thống sông, đê ngăng chặn nước mặn lên biển, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và vật liệu mới trong thiết kế và thi công công trình là cho việc thực hiện công trình xảy ra nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu, lợi ích của bà con nông dân . Về công nghiệp qua quá trình sáng tạo và triển khai chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các công ty nhờ đi thẳng vào công nghệ hiện đại mà đã đạt được những thắng lợi ngoài mong đợi. Trong các ngành, bưu chính viễn thông, khai thác dầu khí và các ngành khác nhờ những quyết định táo bạo trong đầu tư vào kỹ thuật công nghệ hiện đại mà đạt được mức tăng trưởng cao trong thời gian dài, ổn định văn hoá - giáo dục được nâng cấp, đầu tư một cách thoả đáng. Về kinh tế tổng sản lượng trong năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất tăng nhiều. Nên kinh tế từ tìn trạng hàng hoá khan hiếm nay đã sản xuất đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Nề kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng tương đối cao: Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 7% trong một năm; giá trị nông - lâm- ngư nghiệp tăng bình quân 5,7% trong một năm. Nhịp độ tăng giá trị sản xuất hàng hoá năm 13,5%. Đầu tư sản xuất ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Về chính trị xã hội nghiên cứu, khoa học xã hội và nhân văn trong giai đoạn 1996 - 2000 đã có đóng góp tích cực trong phát triển lí luận và tổng kết thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thế kỷ 20. Khoa học xã hội và nhân văn còn đóng góp quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các băn bản dưới luật các chính sách và hiệp định quốc tế. Giáo dục ngày càng được chú trọng. Ở Việt Nam từ 1997 đến nay nhân lực khoa học công nghệ cả nước tăng 1,5 lần cán bộ khoa học công nghệ có trình độ đại học xấp xỉ 1,3 triệu và hàng năm bổ sung thêm khoảng 180 nghìn người. Trình độ năng lực cán bộ trong một số lĩnh vực như: nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, công trình điện, bưu chính viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí đạt mức trung bình tiên tiến trong khu vực khoa hoạc công nghệ đã có khả năng làm chủ và thích nghi nhiều công nghệ tiên tiến của nước ngoài trong các lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, năng lượng .
đang nạp các trang xem trước