tailieunhanh - HẢI TẢO
Tham khảo tài liệu 'hải tảo', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | HAI TAO Tên thuốc Sargassum Tên khoa học Sargassum fusiforme Harv. Setch. Họ Rong Mơ Sargassaceae Thường gọi là Rong Biển. Bộ phận dùng cả cây. Lá dày dài có hột khí bào tròn to mềm mại màu nâu hồng có sợi dai khô. Tính vị vị đắng mặn tính hàn. Quy kinh Vào kinh Vị Can và Thận. Tác dụng tiêu đờm làm mềm chất rắn lợi thuỷ hạ khí. Chủ trị tri bướu cổ tràng nhạc thuỷ thũng. Bướu cổ Hải tảo hợp với Côn bố. Tràng nhạc Hải tảo hợp với Hạ khô thảo Huyền sâm và Xuyên bối mẫu. Phù chân hoặc phù toàn thân Hải tảo phối hợp với Phục linh và Trạch tả. Liều dùng Ngày dùng 8 - 12g. Cách bào chế Theo Trung Y Trộn với đậu đen đồ lên một lúc phơi khô dùng Lôi Công Bào Chích Luận . Chỉ rửa cho hết vị mặn sấy khô dùng Bản Thảo Cương Mục . Theo kinh nghiệm Việt Nam Rửa sạch bỏ hết tạp chất thái nhỏ phơi khô dùng. Chú ý Không phối hợp với Cam thảo vì hai vị này tương tác với nhau. Kiêng ky Tỳ Vị hư hàn có thấp trệ không nên dùng. HẠN LIÊN THẢO Tên thuốc Herba Ecliptae Tên khoa học Eclipta prostrata L. Tên thường gọi Cỏ Mực Cỏ Nhọ Nồi. Bộ phận dùng phần trên mặt đất của cây. Tính vị vị ngọt cay và tính hàn. Qui kinh Vào kinh Can và Thận. Tác dụng bổ âm và bổ thận làm mát máu và cầm máu. - Can âm hư và thận biểu hiện như bạc tóc sớm hoa mắt chóng mặt và mờ mắt Dùng Hạn liên thảo với Nữ trinh tử trong bài Nhị Chí Hoàn. - Âm hư kèm nhiệt nội gây giãn mạch quá mức biểu hiện như nôn ra máu chảy máu cam đái ra máu đi ngoài ra máu và chảy máu tử cung Dùng Hạn liên thảo với Sinh địa hoàng A giao Bạch mao căn và Bồ hoàng. - Xuất huyết do chảy máu ngoài Dùng Hạn liên thảo độc vị dùng ngoài để cầm máu. Bào chế Thu hái vào đầu thu phơi nắng và cắt thành từng đoạn. Liều dùng 10-15g liều tăng gấp hai với dạng tươi . Kiêng kỵ Không dùng Hạn liên thảo cho các trường hợp tiêu chảy do hàn và Tỳ Vị .
đang nạp các trang xem trước