tailieunhanh - Đề tài: " Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ”.

Tín dụng là hoạt động cơ bản nhất và mang lại lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng thương mại ( NHTM ). Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, NHTM và các doanh nghiệp có quan hệ ngày càng chặt chẽ với nhau. Hệ thống NHTM cung cấp một lượng vốn vô cùng lớn cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Đồng thời thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng thương mại đã đóng góp một vai trò lớn trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy nền. | Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tố chức tín dụng đã đi vào cuộc sống được gần 10 năm, từ khi ra đời đến nay đã phát huy được nhiều tác dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên với sự ra đời của các văn bản pháp luật mới (như Bộ luật Dân sự năm 2005, luật doanh nghiệp năm 2005 ), một số quy định của nó đã không còn phù hợp với thực tế, đặc biệt là các quy định về bảo đảm tiền vay. Vì bảo đảm tiền vay là biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lý cho TCTD xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ, đảm bảo cho sự an toàn và phát triển bền vững cho từng TCTD nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung. Do vậy ngân hàng Nhà nước cần kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định mới của pháp luật về bảo đảm tiền vay, nhanh chóng phổ biến tới các ngân hàng sự thay đổi, điều chỉnh để các ngân hàng chủ động trong hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm trong từng thời kỳ cụ thể. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Ngân hàng Nhà nước nên giao quyền tự chủ cho các ngân hàng nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng để các ngân hàng có thể tránh được một số rủi ro do có sự chủ động đối phó với những tình huống bất ngờ, đồng thời có thể tận dụng những cơ hội khi thời cơ đến. Hiện nay các quy định về chế độ hạch toán về cho vay có bảo đảm bằng tài sản do TCTD tự lựa chọn, cho vay theo chỉ định của Chính phủ chưa cụ thể, Ngân hàng Nhà nước nên có sự điều chỉnh cho hợp lý. Đặc biệt ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để cho nó trở thành nơi cung cấp thông tin nhanh, chính xác kịp thời về khách hàng cho các TCTD. Mục tiêu hoạt động của CIC là giúp các TCTD phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất những khả năng rủi ro trong kinh doanh, góp phần xây dựng một hệ thống ngân hàng bền vững. Muốn vậy CIC phải cập nhật được sự phân loại khách hàng theo từng khoản nợ, đánh giá theo từng khoản nợ của khách hàng. Yêu cầu đặt ra khá cao là bắt buộc là các TCTD phải chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo thông tin cho CIC. Nếu thông tin về khách hàng không được cập nhật thường xuyên, số liệu phản ánh không kịp thời thì tính pháp lý cũng như giá trị của thông tin do CIC cung cấp ra sẽ không đáp ứng được yêu cầu của sự đánh giá. Do vậy để đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin do các TCTD báo cáo cũng như quá trình tổng hợp và quản trị kho dữ liệu, cung cấp thông tin, CIC cần phải chuẩn hoá các quy trình, nghiệp vụ, áp dụng chương trình tự động xử lý dữ liệu. Các cơ quan giám sát, đánh giá và các TCTD phải tham gia vào mạng của CIC và khai thác thông tin để đưa ra đánh giá nợ chính xác và kịp thời. Ngoài nghiệp vụ cung cấp tác nghiệp cho các TCTD, CIC phải được giao nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ các tổ chức, đơn vị có chức năng và nhiệm vụ phân loại, đánh giá các khoản nợ của các khách hàng của các TCTD. CIC phải được quyền cung cấp kết quả đánh giá phân loại nợ của các TCTD, của đơn vị giám sát có chức năng đánh giá nợ cho các TCTD. Những thông tin do CIc cung cấp đòi hỏi phải phản ánh trung thực, khách quan và đặc biệt phải đảm bảo tính thời gian. Như vậy để CIC hoạt động thực sự có hiệu quả, cần tăng cường hơn nữa vai trò của CIC trong điều kiện hiện nay, tăng cường năng lực cho CIC cả về điều kiện vật chất kỹ thuật, cũng như con người.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN