tailieunhanh - Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT TRẦM TÍCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỈ LỆ 1:100.000 VÀ ỨNG DỤNG "

Là một trong sáu đồng bằng châu thổ lớn nhất trên thế giới, đồng bằng sông Cửu Long đã được các nhà địa chất Pháp nghiên c ứu rất sớm từ năm 1937. Nhưng trầm tích Holocen của đồng bằng này thực sự được các nhà trầm tích Mỹ và Việt Nam nghiên cứu từ 1966,1969 và kết thúc vào 1998, với bản đồ chi tiết đạt đến tỉ lệ 1/. | Hội nghị tổng kết NCCB trong KHTN khu vực phía Nam năm 2005 BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT TRẦM TÍCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỈ LỆ 1 VÀ ỨNG DỤNG Mã số đề tài 720102 Chủ nhiệm đề tài TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN Cơ quan công tác Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên - ĐHQG_HCM Địa chỉ 227 Nguyễn Văn Cừ Q5 TPHCM Điện thoại Email ngoclan@ Thành viên tham gia 4 1. Tóm tắt mục đích nội dung nghiên cứu Là một trong sáu đồng bằng châu thổ lớn nhất trên thế giới đồng bằng sông Cửu Long đã được các nhà địa chất Pháp nghiên c ứu rất sớm từ năm 1937. Nhưng trầm tích Holocen của đồng bằng này thực sự được các nhà trầm tích Mỹ và Việt Nam nghiên cứu từ 1966 1969 và kết thúc vào 1998 với bản đồ chi tiết đạt đến tỉ lệ 1 . Nền đá gốc hiện diện khá hạn chế trong vùng 5 bao gồm đá trầm tích tuổi Permi-Trias đá magma xâm nhập tuổi Creta-Pliocen granitoid và đá phun trào từ loại ryolit andesit dacit cho đến andesito-basalt . Phủ trên loạt đá cứng chắc nầy là một phức hệ trầm tích tam giác châu chiếm 95 của diện tích hai đồng lụt và một đồng bằng rìa tạo ra do một lực nâng của hệ thống đứt gãy động và sự tăng trưởng ngang của chất trầm tích trẻ . về thượng nguồn ở phía bắc một thung lũng phù sa nằm phần lớn ở Nam Campuchia và một ít ở Việt Nam. Bản đồ trầm tích ĐBSCL rất hữu dụng trong nông lâm ngư nghiệp nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp làm xi măng lò nung vôi gốm sứ qui hoạch và công trình dân dụng 2. Kết quả nghiên cứu ý nghĩa khoa học đã đạt được Dựa trên bản đồ địa chất trầm tích ĐBSCL tỉ lệ 1 250 000 của tác giả Trần Kim Thạch và nhóm nghiên cứu thực hiện vào năm 1987 tác giả đã đi thực địa để kiểm tra những chỗ chưa trùng khớp và tiếp tục hoàn chỉnh bản đồ với tỉ lệ 1 100 000. Bước 1 thực hiện từ tháng 7 2002 tác giả đã đi thực tế ở vùng Kiên Lương-Hà Tiên. Kế đó là vùng An giang-Núi Cấm thực hiện vào cuối tháng 8 2002. Kết quả thực địa cho phép tác giả khoanh định ranh giới các loại đất phong hóa cũng như trầm tích quanh các núi đá khác loại đá vôi sét vôi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN