tailieunhanh - Chương 3 SẢN XUẤT VÀ CUNG

Trong chương 3 chúng ta sẽ xem các nhà kinh tế trình bày mối quan hệ giữa đầu vào ( inputs) và đầu ra (ouputs) được phản ánh trong hàm sản xuất như thế nào. Đó là bước đầu tiên trong việc trình bày chi phí đầu vào tác động đến việc cung ứng của hãng Hàm sản xuất Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều quan tâm đến mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Ví dụ hãng Honda Việt nam muốn sản xuất xe máy cần có thép, phụ liệu như lốp xe, hộp máy,. | Chương 3 SẢN XUẤT VÀ CUNG Trong chương 3 chúng ta sẽ xem các nhà kinh tế trình bày mối quan hệ giữa đầu vào inputs và đầu ra ouputs được phản ánh trong hàm sản xuất như thế nào. Đó là bước đầu tiên trong việc trình bày chi phí đầu vào tác động đến việc cung ứng của hãng Hàm sản xuất Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều quan tâm đến mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Ví dụ hãng Honda Việt nam muốn sản xuất xe máy cần có thép phụ liệu như lốp xe hộp máy máy móc thiết bị và lao động. Người nông dân muốn sản xuất lúa cần có giống phân đất công cụ lao động và không thể thiếu được lao động để sản xuất trong mùa vụ của họ. Trong các trường Đại học để đào tạo sinh viên theo các chuyên ngành thì cần có giáo trình các phương tiện phục vụ học tập khác và thời gian lên lớp của giáo viên v. .v. Bởi vậy các nhà kinh tế học rất quan tâm đến sự lựa chọn của các hãng đê hoàn thành được các mục tiêu của họ. Họ phát triển các mô hình lý thuyết của sản xuất. Trong mô hình này mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra được gọi là hàm sản xuất và được viết dưới dạng Q f K L M. Q là lượng sản phẩm được sản xuất trong một thời kỳ K là vốn được sử dụng trong sản xuất máy móc thiết bị phương tiện vận chuyển nhà xưởng . . trong một thời kỳ L giờ lao động sử dụng trong sản xuất M nguyên vật liệu Trong hàm sản xuất trước hết thể hiện một cách tóm tắt về sự phối hợp các đầu vào khác nhau với lượng đầu ra Chúng ta sẽ đơn giản hoá hàm sản xuất bằng cách giả định rằng sản xuất của hãng chỉ phụ thuộc vào hai đầu vào là vốn K và lao động L . Do vậy hàm sản xuất có thể được viết dưới dạng 1 Q f K L Sản phẩm biên Câu hỏi đầu tiên chúng ta cần trả lời về quan hệ giữa đầu vào và đầu ra là có bao nhiêu đầu ra tối đa có thể sản xuất bằng cách cộng thêm một đơn vị đầu vào trong quá trình sản xuất. Sản phẩm biên của đầu vào được xác định bằng lượng đầu ra tối đa được sản xuất ra bởi việc sử dụng một đơn vị đầu vào tăng thêm trong khi các đầu vào khác không đổi. Sản phẩm biên của lao động MPi là lượng đầu ra tối

TỪ KHÓA LIÊN QUAN