tailieunhanh - VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 12. GIỚI THIỆU VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

Năm 1869 vua Meigi (Minh Trị) lên ngôi, khởi xướng công cuộc “đổi mới” đất nước với tinh thần “học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây”. Từ đó nước Nhật mở ra trang sử mới. Người ta ví nước Nhật như một vận động viên trẻ trung hăm hở chạy đua với lòng mong muốn chiến thắng không lúc nào ngơi . Chỉ trong vòng ba mươi năm tính đến khi cây bút Kawabata ra đời (1899) nước Nhật đã thay đổi căn bản. Một nước Nhật công nghiệp đang vươn tới. Những bước nhảy vọt kinh tế. | CHƯƠNG XII GIỚI THIỆU VĂN HỌC HIỆN ĐẠI Năm 1869 vua Meigi Minh Trị lên ngôi khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước với tinh thần học hỏi phương Tây đuổi kịp phương Tây . Từ đó nước Nhật mở ra trang sử mới. Người ta ví nước Nhật như một vận động viên trẻ trung hăm hở chạy đua với lòng mong muốn chiến thắng không lúc nào ngơi . Chỉ trong vòng ba mươi năm tính đến khi cây bút Kawabata ra đời 1899 nước Nhật đã thay đổi căn bản. Một nước Nhật công nghiệp đang vươn tới. Những bước nhảy vọt kinh tế khiến cả thế giới phải kinh ngạc nhiều dân tộc ở châu Á phải khâm phục . Rabindranath Tagore thi hào Ân Độ khi đến thăm Nhật Bản vào năm 1916 đã viết Châu Á thức dậy khỏi giấc ngủ hàng thế kỉ Nhật bản nhờ những mối quan hệ và va chạm với phương Tây đã chiếm một vị trí danh dự trên thế giới. Bằng cách đó người Nhật đã chứng tỏ rằng họ sống bằng hơi thở thời đại chứ không bằng những thần thoại huyền hoặc của quá khứ . Sự đổi mới kinh tế tác động mạnh mẽ đến nền văn học nghệ thuật của nước này . Bộ mặt xã hội Nhật đã thay da đổi thịt văn học nghệ thuật cũng đổi thay màu sắc . Nếu thời trung đại văn học Nhật chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho và Phật của Trung Quốc thì thời mở cửa lại tiếp thu nhiều luồng tư tưởng tự do dân chủ phương Tây Anh Pháp Mỹ. Đặc biệt tư tưởng dân quyền của Jean Jacques Rousseau 1712-1778 nhà tư tưởng Pháp và những nhà lí luận hiến pháp của Đức đã ảnh hưởng đến trí thức văn nghệ sĩ Nhật bản. Những tư tưởng ấy như luồng gió mới thổi vào văn học nghệ thuật những cảm hứng của chủ nghĩa tự do chủ nghĩa lãng mạn chủ nghĩa tượng trưng chủ nghĩa hiện thực chủ nghĩa tự nhiên khiến văn nghệ Nhật phát triển mạnh . Người đặt viên gạch đầu tiên cho chủ nghĩa hiện thực Nhật là Tsubouchi Shoyo 1869- 1935 . Trong tác phẩm Bản chất của tiểu thuyết Shosetsu Shinjui xuất bản năm 1885 Tsubouchi Shoyo đã đề xướng viết văn phải tôn trọng khách quan phản ánh đời sống hiện thực phải áp dụng phương pháp viết mới mà ông tiếp thu được trong văn học châu Âu. Tác phẩm mới đầu tiên của chủ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN