tailieunhanh - VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN LÀO, CAMPUCHIA, Ả RẬP - CHƯƠNG 11. THƠ HAIKU VÀ THI SĨ THIỀN SƯ BASHO

Cuộc đời nhà thơ Basho tên thực là Matsuo Munefusa sinh trong một gia đình võ sĩ samurai ở thị trấn Ueno xứ Iga ngày 15-11-1644. Mới lên 9 tuổi Basho đã phải xa nhà đến lâu dài Chúa đại danh xứ Iga làm tiểu đồng cho con trai chúa là Yoshitada lớn hơn Basho hai tuổi. Hai thiếu niên trở thành đôi bạn thân cùng nhau học tập và làm thơ. Đôi bạn chuyên tâm vào chuyện làm văn chương hơn là võ thuật , cũng bởi hồi ấy là thời bình an (1600-1868). . | CHƯƠNG XI THƠ HAIKU VÀ THI SĨ THIỀN SƯ BASHO 1. Cuộc đời nhà thơ Basho tên thực là Matsuo Munefiisa sinh trong một gia đình võ sĩ samurai ở thị trấn Ueno xứ Iga ngày 15-11-1644. Mới lên 9 tuổi Basho đã phải xa nhà đến lâu dài Chúa đại danh xứ Iga làm tiểu đồng cho con trai chúa là Yoshitada lớn hơn Basho hai tuổi. Hai thiếu niên trở thành đôi bạn thân cùng nhau học tập và làm thơ. Đôi bạn chuyên tâm vào chuyện làm văn chương hơn là võ thuật cũng bởi hồi ấy là thời bình an 1600-1868 . Đôi bạn làm thơ dưới sự hướng dẫn của Kigin . Một số bài thơ của đôi bạn bắt đầu xuất hiện trong vài hợp tuyển thơ ca hồi ấy. Nhưng tình bạn văn chương ấy kết thúc sơm vì Yoshitada chết lúc 24 tuổi . Basho thực hiện chuyến hành hương đầu tiên lên núi Koya để đặt một nạm tóc của bạn Yositada vào chùa. Trong rừng vắng giữa đền chùa và mộ địa Basho bắt đầu cảm nghiệm về nỗi vô thường và niềm cô tịch - những cảm thức rồi sẽ thấm sâu vào mỗi dòng chữ sau này. Sau đó Basho rời bỏ lâu đài xứ Iga nơi đầy kỉ niệm dù không được phép của Chúa đại danh. Ông cũng muốn xa rời người goá phụ trẻ đẹp của bạn mà ông đã thầm lặng yêu thương bởi ông biết đó chỉ là mối tình vô vọng. Năm năm kế tiếp ông sống ở Kyoto tiếp tục học cổ văn Nhật ngoài ra còn đọc cổ văn Trung Quốc và thư pháp khi thì sống trong nhà ông thầy khi thì ở đền chùa. Năm 1672 về thăm quê vài tháng Basho không trở lại kinh đô Kyoto mà đi về phía đô thị Edo ngày nay là thủ đô Tokyo . Edo là thành phố lớn nhất nước Nhật hồi đó văn hoá đang phát triển khiến ta nhớ đến thời Phc Hưng Tây Âu. Thị dân và nông dân đều khát khao kiến thức văn hoá mới mà giới quí tộc không còn làm chủ được nữa. Học vấn được phát triển cả Nho học Trung Hoa và quốc học Nhật. Phật giáo nhường một bước cho Nho giáo mặt khác văn hoá huyền thoại dân tộc cũng được duy trì. Văn chương thời này được gọi là văn chương phù thế . Nghĩa là nó chỉ sống với những hiện tượng cuộc đời trần tục chấp nhận nó mà không bận tâm với những gì trừu tượng xa xôi. Sắc dục và tiền bạc là hai

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN