tailieunhanh - Những đặc điểm cơ bản của chèo cổ Việt Nam

Chèo cổ có những đặc điểm sau: Chèo thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức (đạo đức phong kiến đã có phần nhân dân - hóa) Ở xã hội ta trước đây dường như đã có sự "phân cấp" đề tài giữa Tuồng và Chèo, mặc dầu cùng trên một nền tảng | Rõ ràng, trong khi loại trò tôn giáo (Ðức Chúa Ba, Quan Âm trò.) ngợi ca những gương Phật Thánh cứu dân độ thế hiếu nghĩa với cha mẹ, khơi gợi mọi người ngưỡng kính noi theo tu nhân tích đức; thì những trò khai thác chuyện ngoài đời, lại đề cao và biểu dương hết mức những thư sinh lý tưởng và những thục nữ mẫu mực lấy tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức, cụ thể hoá bằng(trung) hiếu tiết nghĩa, làm thước đo phẩm cách đạo đức nhân vật, làm lẽ sống đòi hỏi khêu gợi mọi người vươn tới noi theo bắt chước. Ðấy chính là giường mối đạo đức mà giai tầng phong kiến mong muốn"khai tâm luyện chí" cho những người lớp giữa và lớp dưới trong cộng đồng, đồng thời cũng là mục tiêu muốn đạt tới ở các tầng lớp xã hội. Rằng những người ăn ở ứng xử có đạo đức phải được đền bù, đời họ phải đạt được hạnh phúc; từ đấy các tích truyện khai thác cùng với những tình tiết, sự cố cả diễn xuất, phải cao hơn thực trạng ngoài đời, những gì mà cuộc sống trước mắt chưa đem lại cho họ thì cần gắng biến chúng thành điều có thể vươn tới, cả những kẻ sống phi đạo đức và số việc làm xấu xa tàn độc của họ cũng phải đậm đà và sắc làm nổi rõ mặt chính, để người xem, cả người diễn thanh thoả tin tưởng hơn vào tương lai, vào chính cuộc đời và con người hôm nay. Không phải chỉ là chuyện nông dân chịu ảnh hưởng của tư tưởng thống trị "vô tình" hay "hữu ý" đưa vào "tác phẩm" của mình, mà chính là nho sỹ được nhồi học mà tự nguyện nhận lấy "thiên chức"của người "quân tử" sử dụng bản trò để "tải dạo thánh hiền" để"giáo hoá" những kể"đần ngu" "dốt nát" bà con lối xóm với họ.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN