tailieunhanh - “Tây Tiến” “Có một bài ca không bao giờ quên…”“

Đó chính là những ngày tháng kháng chiến chốngn Pháp, khi toàn dân tộc ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược. Dấu ấn của nạn đói năm 1945 vẫn còn, rất đậm trong mỗi người dân Việt Nam. Tự do hay trở về với cuộc đời cũ? | Tây Tiến Có một bài ca không bao giờ quên. Có một bài ca không bao giờ quên. Có một bài ca như thế. Cũng có những năm tháng không bao giờ quên không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến chốngn Pháp khi toàn dân tộc ta vừa qua nạn đói vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược. Dấu ấn của nạn đói năm 1945 vẫn còn rất đậm trong mỗi người dân Việt Nam. Tự do hay trở về với cuộc đời cũ Đấy là câu hỏi day dứt bao người. Theo tiếng gọi của tự do những người nông dân công dân học sinh những người mẹ người chị. tham gia kháng chiến tạo nên hào khí dân tộc của một thời đại. Trong những năm tháng đáng nhớ ấy văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn vẹn bộ mặt đất nước nhưng cũng đã ghi lại được hào khí của một thời với hình ảnh bao người mà hình ảnh trung tâm là người chiến sĩ cụ Hồ. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ra đời trong hoàn cảnh chung đó. Bài thơ sáng tác tại Phù Lưu Chanh vào năm 1948 khi Quang Dũng đã chuyển đơn vị. Nhưng những ngày tháng Quang Dũng chiến đấu sống ở đoàn quân Tây Tiến chưa lâu với những kỷ niệm khó quên nên nỗi nhớ Tây Tiến da diết cồn cào trong lòng tác giả. Toàn bài thơ là một nỗi nhớ. Tác giả nhớ về cuộc sống gian khổ nhớ về kỷ niệm những đêm liên hoan về cái âm u hoang dã của rừng núi và in đậm nhất là nỗi nhớ của người lính Tây Tiến. Ra đi kháng chiến khi còn là thanh niên học sinh Hà Nội Quang Dũng trở thành người lính. Kỷ niệm làm người lính Tây Tiến đã xa mà lại rất gần để ghi nhớ lại tác giả phải bật lên