tailieunhanh - LUẬN VĂN: Rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa đang diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ. Nó tạo ra cho Việt Nam những cơ hội cũng như những thách thức lớn chưa từng có trong lịch sử. Việt Nam với phương châm: “Muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”, do vậy xu thế liên minh, liên kết là một việc làm cần thiết và tất yếu. Việc Việt Nam liên tục và nỗ lực không ngừng từng bước tham gia đàm phán để trở thành viên của Tổ chức Thương. | ỷ V LUẬN VAN Rào cản phi thuê quan trong chính V V sách thương mại quốc tê của Việt Nam A - Thực trạng và giải pháp LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa đang diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ. Nó tạo ra cho Việt Nam những cơ hội cũng như những thách thức lớn chưa từng có trong lịch sử. Việt Nam với phương châm Muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới do vậy xu thế liên minh liên kết là một việc làm cần thiết và tất yếu. Việc Việt Nam liên tục và nỗ lực không ngừng từng bước tham gia đàm phán để trở thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO là một bằng chứng minh họa xác thực cho điều này. Tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề không chỉ đặt ra đối với Việt Nam mà với tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt là quốc gia phát triển hay đang phát triển thể chế chính trị là tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa không phân biệt sắc tộc tôn giáo hay màu da. Tổng giám đốc WTO Supachai Panitchpakdi đã nhiều lần nói Thương mại là công cụ tốt nhất để chống lại đói nghèo . Thật vậy từ khi đất nước ta tiến hành mở cửa thị trường thì xuất nhập khẩu là một hoạt động quan trọng và có những đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng như cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên tự do hóa thương mại là một quá trình lâu dài gắn chặt với quá trình đàm phán để cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Đối với các nước công nghiệp phát triển một mặt họ luôn đi đầu trong đàm phán để mở cửa thị trường mặt khác họ lại luôn đưa ra các biện pháp tinh vi hơn nhằm bảo hộ sản xuất trong nước nhằm đạt được các mục tiêu xác định của họ. Vậy bài toán đặt ra cho các nước đang phát triển là gì Làm thế nào để vừa hội nhập kinh tế vừa đảm bảo cho ngành công nghiệp non trẻ trong nước không đứng trước bờ vực của sự phá sản. Giải đáp sẽ nằm trong chính chiến lược và mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Hay nói cách khác là không có một lời giải cụ thể nào cho bài toán hóc búa này. Chính mỗi quốc gia sẽ phải đi tìm cho mình một

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN