tailieunhanh - Hịch tướng sĩ văn - Từ chữ nghĩa đến văn bản
Hịch là thể văn được viết nhằm nêu cao chính nghĩa của một cuộc hành binh, động viên tinh thần chiến đấu của tướng sĩ, thường ngắn gọn. Bài hịch của Trần Quốc Tuấn khá dài, pha trộn miêu tả, tự sự, nghị luận, giọng văn thiết tha, sôi nổi, tác động sâu sắc đến lý trí và tình cảm của người đọc, người nghe. | Hịch tướng sĩ văn - Từ chữ nghĩa đến văn bản Hịch là thể văn được viết nhằm nêu cao chính nghĩa của một cuộc hành binh động viên tinh thần chiến đấu của tướng sĩ thường ngắn gọn. Bài hịch của Trần Quốc Tuấn khá dài pha trộn miêu tả tự sự nghị luận giọng văn thiết tha sôi nổi tác động sâu sắc đến lý trí và tình cảm của người đọc người nghe. Nên chú ý đây vừa là bài hịch lại vừa là bài tựa bài mở đầu lời nói đầu cho một cuốn binh pháp cũng do Trần Quốc Tuấn soạn thảo để huấn luyện tướng sĩ nhan đề là Binh gia điệu lý yếu lược ta thường quen gọi là Binh thư yếu lược. Vì vậy về hình thức kết cấu không nên so sánh với các bài hịch khác của Việt Nam hoặc của Trung Quốc để đi tới những nhận định về văn thể. Theo nhiều nhà nghiên cứu bài hịch được viết vào khoảng trước cuộc xâm lăng lần thứ hai của quân Nguyên Mông 1285 . Đại Việt sử ký toàn thư - bộ sử hoàn chỉnh khá cổ còn lại tới nay ghi rõ đó là bài hịch hiểu dụ các tỳ tướng. Trong Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích 1744 - 1818 khi chép bài hịch này cũng ghi tiêu đề là Dụ chư tỳ tướng hịch văn. Giữa tỳ tướng các sĩ quan câp dưới giúp việc cho chủ tướng với tướng sĩ nói chung toàn thể lực lượng vũ trang có một sự khác biệt về phạm vi và câp độ. Nội dung bài hịch những từ xưng hô dư ta nhữ đẳng các người. đều là những minh chứng có thể giúp chúng ta xác định trước tiên đây là bài hịch Trần Quốc Tuân viết để động viên giáo dục các viên chỉ huy câp dưới trong lực lượng vũ trang của riêng mình theo binh chế đời Trần . Về sau cùng với việc Trần Quốc Tuân được phong làm Quốc công Tiết chế nắm quyền chỉ huy toàn bộ lực lượng vũ trang của vương triều Trần và do .
đang nạp các trang xem trước